Không chỉ riêng doanh nghiệp mà mỗi cá nhân cũng cần xây dựng ý thức quản lý tài chính của mình. Đặc biệt, trong bối cảnh suy thoái kinh tế như hiện nay, việc tự quản lý tài chính cá nhân là giải pháp tốt nhất giúp bạn “vượt bão” tài chính. Hãy cùng Tino Group “chọn mặt gửi vàng” với top 5 phần mềm quản lý tài chính cá nhân tốt nhất qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về phần mềm quản lý tài chính cá nhân
Tài chính cá nhân là gì?
Tài chính cá nhân là toàn bộ những vấn đề liên quan đến việc quản lý, chi tiêu và sử dụng tiền, hạch toán số tiền thu nhập, tiết kiệm hoặc đầu tư của mỗi cá nhân. Do mỗi người sẽ có các vấn đề tài chính cá nhân khác nhau, nên thu nhập, chi tiêu, thói quen tiêu tiền,…, của mỗi người cũng khác nhau.
Trên thực tế, không chỉ riêng doanh nghiệp cần quản lý tài chính để vận hành hoạt động kinh doanh tốt hơn, mỗi cá nhân cũng cần biết cách quản lý tài chính để giảm thiểu rủi ro về tiền bạc, khủng hoảng do chi tiêu thiếu hợp lý.
Quản lý tài chính cá nhân là gì?
Quản lý tài chính cá nhân hiểu đơn giản là phương thức bạn chi tiêu, sử dụng đồng tiền một cách hợp lý. Khi biết cách quản lý tài chính, bạn sẽ chỉ dùng tiền vào những mục tiêu cụ thể, nhu cầu cần thiết cũng như các dự định trong tương lai. Đồng thời, quản lý tài chính cá nhân còn là cách bạn dự phòng cho một khoản tiết kiệm cho những rủi ro bất ngờ, khó lường trước trong cuộc sống.
Phần mềm quản lý tài chính cá nhân là gì?
Phần mềm quản lý tài chính cá nhân là những công cụ đắc lực hỗ trợ người dùng quản lý chi tiêu, cách thức sử dụng tiền hợp lý hơn. Khi quản lý tài chính trên phần mềm, mỗi cá nhân có thể dễ dàng đối chiếu chi tiêu hằng ngày của mình. Từ những thông tin ấy, người dùng sẽ giới hạn được mức chi tiêu cho các nhu cầu thật sự cần thiết.
Hiện nay, các phần mềm quản lý tài chính được thiết kế rất thông minh, tương thích với mọi thiết bị điện tử như laptop hay smartphone. Vì vậy, bạn có thể quản lý tài chính, theo dõi thông tin ở bất kỳ đâu.
Vai trò cơ bản của phần mềm quản lý tài chính
Có thể nói, phần mềm quản lý tài chính là công cụ đắc lực giúp bạn quản lý chi tiêu thông minh trong thời đại số. Khi sử dụng các phần mềm này, bạn sẽ được trải nghiệm nhiều lợi ích như:
- Rất nhiều tính năng chi tiêu được tích hợp trên một nền tảng duy nhất.
- Thao tác phần mềm đơn giản, dễ thực hiện, mang đến cái nhìn trực quan hơn về tài chính.
- Lên kế hoạch sử dụng, chi tiêu tài chính, thiết lập các quỹ và phân chia nhóm tiền.
- Trải nghiệm ngay trên smartphone có kết nối mạng Internet mà không cần phải ghi chép theo các truyền thống.
- Hỗ trợ đầu tư hoặc tiết kiệm online, tích hợp với các ví điện tử, tài khoản tiết kiệm kết nối với ngân hàng giúp người dùng dễ dàng mở sổ hoặc đầu tư chứng khoán, cổ phiếu.
- Hỗ trợ theo dõi tài chính, phân tích thói quen tiêu dùng, cảnh báo chi tiêu vượt mức, nhắc nhở thanh toán hoá đơn, định hướng đầu tư,…
Top 5 phần mềm quản lý tài chính cá nhân tốt nhất
#1. Money Lover
Giữ vị trí dẫn đầu trong top 5 phần mềm quản lý tài chính cá nhân tốt nhất là Money Lover. Được biết đến như một phần mềm “made in Vietnam”, Money Lover mang đến những tính năng thân thiện, phù hợp với thói quen tiêu dùng, văn hoá chi tiêu của người Việt.
Điểm cộng đầu tiên của Money Lover là có giao diện trực quan, giúp người dùng dễ dàng theo dõi thu nhập và chi tiêu. Đồng thời, người dùng cũng có thể tạo lập, quản lý tài chính và thẻ tín dụng một cách tiết kiệm, hiệu quả.
Khi trải nghiệm Money Lover, bạn sẽ được hỗ trợ ghi chép các giao dịch hằng ngày, phân loại theo từng danh mục cụ thể. Đặc biệt, ứng dụng cho phép người dùng tự giám sát chi tiêu qua tài khoản bằng tính năng “ví liên kết”. Vì vậy, mọi giao dịch của bạn sẽ được ghi nhận và tổng hợp chi tiết vào cuối kỳ.
Ngoài ra, Money Lover còn giúp bạn ghi chú các khoản nợ, nhắc nhở hoá đơn cần thanh toán. Đối với người sử dụng quỹ tiết kiệm mỗi tháng, Money Lover sẽ nhắc nhở bạn gửi tiết kiệm mỗi khi có lương về.
#2. Misa
Misa hay sổ thu chi Misa là phần mềm quản lý tài chính cá nhân tối ưu được phát triển bởi công ty chuyên phát triển các phần mềm tài chính – MISA. Sở hữu giao diện thân thiện, hiện đại, ứng dụng Misa luôn nằm trong top các phần mềm quản lý tài chính được ưa chuộng nhất. Hiện tại, người dùng Android và iOS đều có thể sử dụng phần mềm Misa một cách dễ dàng.
Với Misa, bạn có thể phân tích tài chính theo tháng, quý hoặc năm. Đồng thời, phần mềm cũng hỗ trợ người dùng ghi chú các khoản thu/chi, khoản vay và trả.
Misa cho phép người dùng theo dõi các khoản thu chi theo từng hạng mục cụ thể. Phần mềm còn cập nhật tình hình tín dụng, vay nợ để giúp người dùng lên kế hoạch chi tiêu hợp lý hơn.
#3. HomeBudget
HomeBudget là một ứng dụng hỗ trợ lập kế hoạch tài chính đa nền tảng và xuất sắc nhất trong việc quản lý chi tiêu. Sở hữu tính năng đặc biệt, HomeBudget cho phép người dùng chụp và gắn ảnh các biên lai, hoá đơn đã chi tiêu và phân loại vào chi phí cố định hoặc thay đổi. Thông qua đó, bạn có thể tính toán chi tiêu của mình một cách chính xác.
Ngoài ra, phần mềm có biểu đồ với mật khẩu bảo vệ khi truy cập vào dữ liệu. Các bản đồ này cung cấp thông tin chi tiêu của bạn theo ngày, tháng và năm rất chi tiết. Một trong những tính năng quan trọng nhất của HomeBudget là hỗ trợ theo dõi chi phí, hoá đơn, số dư tài khoản ngân hàng.
#4. Spendee
Nếu đang tìm kiếm một phần mềm quản lý tài chính cá nhân thông minh, bạn chắc chắn không thể bỏ qua Spendee. Phần mềm này nhận được rất nhiều sự tín nhiệm của người dùng bởi giao diện bắt mắt, tính năng đa dạng, dễ sử dụng.
Với Spendee, bạn có thể phân bổ tài chính, nguồn tiền hợp lý. Đặc biệt, phần mềm sẽ tách mục thu và chi thành 2 phần riêng biệt. Nhờ đó, bạn có thể dễ dàng hơn trong việc quan sát và quản lý tài chính của mình.
Ngoài ra, Spendee cũng hỗ trợ tính năng chia sẻ tài khoản của bạn cùng gia đình, người thân hoặc bạn bè. Thông qua phần mềm, tất cả các thành viên có thể theo dõi chi tiêu của những hoạt động vui chơi, giải trí. Nhờ đó, người dùng sẽ có cái nhìn tổng quan nhất về cách chi tiêu của mình.
#5. Mint
Cái tên cuối cùng mà Tino Group muốn giới thiệu đến bạn là Mint – ứng dụng hỗ trợ quản lý chi tiêu thông minh và phổ biến. Tính đến thời điểm hiện tại, Mint đã thu hút hơn 10 triệu lượt tải xuống. Điểm cộng của Mint là hỗ trợ người dùng quản lý chi tiêu thông minh, tiết kiệm hoàn toàn miễn phí.
Đồng thời, ứng dụng cũng cung cấp cho người dùng những thông tin hiện có từ tất cả các tài khoản, thẻ cũng như khoản đầu tư để theo dõi thu nhập tốt hơn.
Ngoài ra, Mint còn hỗ trợ người dùng kiểm tra điểm số thẻ tín dụng, nhắc hoá đơn thanh toán và đưa ra lời khuyên chi tiêu hợp lý nhất. Với Mint, bạn có thể phân loại các giao dịch ngân hàng và thẻ tín dụng, tạo ra các biểu đồ, đồ thị để xem tổng thể chi tiêu của mình.
Không những thế, ứng dụng còn có tính năng biểu thị xu hướng chi tiêu, giúp người dùng theo dõi tiền mặt, thẻ tín dụng, chi tiêu, thu nhập và giá trị ròng tăng hoặc giảm theo thời gian.
Kết luận
Nhìn chung, quản lý tài chính cá nhân là một hoạt động vô cùng thiết thực và quan trọng đối với mỗi người. Khi biết cách quản lý chi tiêu hiệu quả, bạn sẽ tích lũy được một khoản tiền lớn, sống thoải mái và tự do.
Trên đây là top 5 phần mềm quản lý tài chính cá nhân rất hữu ích cho bạn. Nếu muốn có nguồn tài chính rõ ràng, đầy đủ mà không lo thâm hụt, chạy vại, bạn có thể cân nhắc sử dụng các phần mềm trên.
Những câu hỏi thường gặp
Có thể quản lý tài chính cá nhân bằng Excel không?
Tất nhiên là có! Bạn hoàn toàn có thể quản lý tài chính cá nhân bằng Excel. Tuy nhiên, công cụ này sẽ không đảm bảo được các tính năng thông minh như phần mềm.
Có các công thức quản lý tài chính nào hiệu quả?
Có 2 công thức quản lý tài chính được áp dụng rất phổ biến là:
- Quy tắc 6 cái lọ.
- Quy tắc 50-20-30.
Vì sao nên dùng phần mềm quản lý tài chính cá nhân?
Với các phần mềm, bạn có thể quản lý chi tiêu trực tiếp trên smartphone. Nhờ đó, việc quản lý thu chi sẽ hiệu quả hơn. Đồng thời, các phần mềm cũng hỗ trợ người dùng thực hiện các ghi chú, theo dõi hoá đơn, thanh toán, báo cáo tài chính,…, rõ ràng, cụ thể.
Sử dụng phần mềm quản lý tài chính có tốn phí không?
Hầu như các phần mềm quản lý tài chính hiện nay đều hỗ trợ người dùng sử dụng miễn phí đối với các tính năng cơ bản. Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng các phiên bản trả phí nếu muốn dùng các tính năng chuyên sâu hơn.