Sau gần 10 năm ra mắt công chúng, Golang đã trở thành một trong những ngôn ngữ lập trình được ưa chuộng nhất trên thế giới. Ngôn ngữ lập trình này đã đứng sau sự thành công của rất nhiều ứng dụng nổi tiếng như Kubernetes hay Docker. Vậy bạn đã biết Golang dùng để làm gì chưa? Nếu đang tìm hiểu về ngôn ngữ lập trình, bạn chắc chắn không thể bỏ qua bài viết dưới đây.
Giới thiệu đôi nét về ngôn ngữ lập trình Golang
Golang là gì?
Golang hay Go là một ngôn ngữ lập trình mã nguồn mở phổ biến, hỗ trợ các lập trình viên xây dựng các phần mềm hiệu quả và tối ưu. Ngôn ngữ lập trình được phát triển bởi các nhân viên của “ông lớn” công nghệ Google. Tuy nhiên, Golang chỉ tồn tại với danh nghĩa là dự án mã nguồn mở chứ không thuộc quyền sở hữu của thương hiệu này.
Điểm cộng của Golang là được thiết kế phù hợp với mọi lập trình viên, từ “tay mơ” đến dân chuyên nghiệp. Vì vậy, bạn có thể thấy Golang khá dễ đọc, đơn giản nhưng vẫn đảm bảo hiệu suất cao.
Ngoài ra, Golang còn được biết đến như một ngôn ngữ static typed. Điều này đồng nghĩa với việc Golang hoàn toàn trái ngược với các ngôn ngữ dynamic typed như Python hoặc JavaScripts. Đặc tính của Golang khá tương đồng với Java hoặc C++ vì đây đều là những ngôn ngữ được dùng để lập trình. Tuy nhiên, sự đơn giản vẫn là điểm nổi trội của Golang so với các ngôn ngữ lập trình khác.
Nhìn chung, Golang là ngôn ngữ lập trình tinh gọn với độ tương thích rất cao. Thế nên, các chương trình cũng như phần mềm được viết bằng Golang thường có tốc độ rất nhanh với nhiều tính năng mạnh mẽ.
Golang dùng để làm gì?
Trong những năm gần đây, Golang nổi lên như một “cơn sốt” trong giới lập trình. Dù ở bất kỳ nơi đâu, các lập trình viên cũng đều nhắc đến Go như một tên gọi quen thuộc. Đây chính là minh chứng cho các tính năng mạnh mẽ mà Go mang lại. Hiện tại, ngôn ngữ lập trình Golang cũng được ứng dụng trong nhiều tác vụ khác nhau.
Giới hạn phần cứng
Có rất nhiều người sử dụng CPU có nhiều core hoặc thêm cache để nâng cấp phần cứng với mong muốn nâng cao hiệu suất của ứng dụng. Tuy nhiên, giải pháp này không chỉ không hiệu quả mà còn khiến người dùng tốn kém nhiều chi phí.
Để khắc phục thực trạng này, người dùng có thể thiết kế các phần mềm tối ưu hơn giúp cải thiện hiệu suất. Thế nhưng, phần lớn các ngôn ngữ lập trình mới hiện nay đều không có khả năng làm được điều này. Trong khi đó, Golang – một ngôn ngữ lập trình kỳ cựu hoàn toàn có thể giúp bạn xây dựng một phần mềm hiệu quả hơn, giúp giới hạn phần cứng tốt nhất.
Goroutines
Một số ngôn ngữ phổ biến như Java hay Python đều có tính năng multi-threading (tính đa luồng). Dù vậy, các ngôn ngữ này lại có một số hạn chế nhất định khi thực thi một số tác vụ như concurrent executions (thực thi đồng thời), threading-locking (khóa luồng), race conditions và deadlocks. Điều này khiến cho quy trình giao tiếp giữa các luồng gặp nhiều khó khăn.
Với sự xuất hiện của Golang, thực trạng này gần như đã được khắc phục triệt để. Về bản chất, Golang được phát triển với tính năng concurrency (thực thi đồng thời) tích hợp với goroutines thay thế cho threads. Theo đó, goroutine sở hữu các ngăn xếp phân khúc có khả năng mở rộng. Tính năng này giúp ứng dụng mở rộng bộ nhớ RAM nếu người dùng có nhu cầu. Ngoài ra, goroutines cũng giúp người dùng tiết kiệm thời gian khởi động hơn threads.
Hơn hết, goroutines còn có các channels và hỗ trợ tính năng giao tiếp giữa các channel với nhau. Bạn có thể sử dụng các mutex locking để đọc và ghi vào một cấu trúc dữ liệu hoặc biến chung. Việc này giúp dữ liệu hạn chế tình trạng xung đột.
Kết nối trực tiếp với vi xử lý bằng binaries (mã nhị phân)
Golang là ngôn ngữ lập trình mang tính compiled (biên dịch). Vì vậy, code của ngôn ngữ lập trình này được chuyển sang dạng mã nhị phân để tiến hành chạy mà không cần thông qua trình biên dịch. Điều này góp phần giúp tối ưu hiệu suất làm việc. Dù là ngôn ngữ lập trình cấp cao, Golang cũng có hiệu suất tối ưu gần bằng với các ngôn ngữ lập trình cấp thấp như C hay C++.
Dễ bảo trì và mở rộng code
Như đã đề cập, Golang là ngôn ngữ lập trình có tính tinh gọn trong từng cú pháp, không dài dòng như những ngôn ngữ lập trình khác. Vì vậy, những code được viết bằng Golang thường khá đơn giản, dễ hiểu và không làm thay side effect. Nhờ đó, lập trình viên có thể làm việc hiệu quả hơn. Ngoài ra, Golang còn lược bỏ một số tính năng của các ngôn ngữ lập trình hướng đối tượng (Object-oriented Programming – OOP).
Golang còn sở hữu một số tính năng nổi bật như:
- Mọi tính năng được phân chia bằng các packages.
- Sở hữu cấu trúc như ngôn ngữ C/C++.
- Có thể thay đổi code nhanh chóng, dễ dàng.
- Không có constructors (hàm khởi tạo).
- Không có annotations (chú thích) như Java.
- Không có exception nhưng có error nên không có cú pháp try/catch.
Được hỗ trợ bởi Google
Google là một trong những công ty công nghệ đa quốc gia có cơ sở hạ tầng chuyên về Cloud server trên toàn cầu. Đây cũng là đơn vị phát triển ngôn ngữ lập trình Golang. Vì vậy, ngôn ngữ lập trình này có thể đáp ứng tốt mọi nhu cầu của các doanh nghiệp hiện nay.
Ưu điểm và hạn chế của Golang
Ưu điểm
Tiện ích đa dạng
Không phải ngẫu nhiên mà Golang lại được các tín đồ công nghệ ưa chuộng đến vậy. So với các script như Python, tính năng của Golang cũng không hề kém cạnh, có thể đáp ứng mọi nhu cầu lập trình phổ biến. Tính năng độc quyền và nổi bật nhất của Golang là goroutines – công cụ hữu ích giúp lập trình viên giải quyết rất nhiều vấn đề tồn đọng.
So với các threads thông thường, goroutines có tốc độ khởi động nhanh hơn. Công cụ sở hữu nhiều kênh và các kênh có khả năng giao tiếp với nhau. Ngoài ra, goroutines còn có tính năng mutex locking cho phép nhà lập trình khép lại cấu trúc dữ liệu để đọc và ghi nhớ dữ liệu.
Tối ưu tốc độ nhị phân
Trên thực tế, ngôn ngữ lập trình Golang có tốc độ nhị phân chậm hơn C++. Tuy nhiên, hiệu suất làm việc của của hai ngôn ngữ lập trình này không có quá nhiều chênh lệch. Đồng thời, Golang cũng có tốc độ nhị phân nhanh hơn các ngôn ngữ phổ biến khác như Python, Java, Ruby,… Đây được xem là một điểm cộng của Golang.
Tính linh hoạt cao
Dù không có external dependencies, các file dữ liệu executable được tạo bằng toolchain của Golang vẫn có thể hoạt động một cách ổn định. Bên cạnh đó, toolchain của Golang hỗ trợ rất nhiều hệ điều hành cũng như các loại phần cứng khác nhau. Đây còn là một công cụ biên dịch hệ nhị phân qua nền tảng.
Khả năng tương thích mạnh mẽ
Sự tương thích là một trong những điều kiện cần thiết của các loại ngôn ngữ lập trình. Golang có thể liên kết với thư viện C về cả bên ngoài lẫn hệ thống native bên trong. Sự liên kết này có khả năng bổ trợ cho hiệu suất của nhau để rút gọn thời gian phát triển phần mềm.
Hỗ trợ nhiều hệ điều hành
Ngôn ngữ lập trình Golang được liên kết với nhiều bên thứ 3 khác nhau. Nhờ đó, người dùng sẽ có những trải nghiệm mới lạ và độc đáo hơn. Golang hỗ trợ nhiều hệ điều hành khác nhau như Linux, Windows và MacOS.
Các toolchain của Golang được tích hợp sẵn trong thư viện của hệ điều hành. Việc này giúp các newbie không gặp quá nhiều khó khăn khi lập trình bằng Golang. Ngoài ra, Golang cũng hỗ trợ cho các ứng dụng phổ biến như Microsoft Visual Studio Code và Komodo IDE của ActiveState.
Hạn chế
- Không hỗ trợ công cụ Generics.
- Quy tắc quản lý vô cùng nghiêm ngặt.
- Có thể gây ra sự quá tải trong chu trình vận hành.
- Thư viện không rộng rãi như các ngôn ngữ khác.
Trên đây là toàn thông tin về ngôn ngữ lập trình Golang mà bạn nên tìm hiểu. Hy vọng qua bài viết, bạn đã hiểu rõ Golang dùng để làm gì cũng như ưu điểm và hạn chế của ngôn ngữ lập trình này. Đừng quên theo dõi Tino Group để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ưu điểm của Golang so với các ngôn ngữ lập trình khác là gì?
So với các ngôn ngữ lập trình khác, Golang có đặc tính nhỏ gọn và nhanh nhạy trong việc xây dựng cũng như vận hành các chương trình phần mềm với các điều kiện khác nhau.
Golang tương thích với các hệ điều hành nào?
Ngôn ngữ lập trình Golang tương thích với nhiều hệ điều hành phổ biến khác nhau như Linux, Windows, MacOS.
Framework nào tối ưu với Golang?
Một số framework tối ưu với Golang là:
- Revel.
- Beego.
- Martini.
- Buffalo.
- Goji
- …
Khi nào không nên sử dụng ngôn ngữ Golang?
Trên thực tế, Golang chỉ phù hợp với những dự án có quy mô phức tạp. Vì vậy, nếu sử dụng Golang cho các dự án nhỏ, bạn có thể gây lãng phí tài nguyên và phức tạp hoá cách triển khai.