Tra cứu ngành nghề kinh doanh chính là cách giúp bạn nắm được ngành nghề của công ty đối thủ. Tuy nhiên, không phải ai cũng biết cách tra cứu ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp, nhất là những start-up vừa dấn thân vào nghề. Vậy làm thế nào để biết công ty khác kinh doanh nghề nghề gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu cách tra cứu ngành nghề kinh doanh của doanh nghiệp qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về ngành nghề kinh doanh chính
Ngành nghề kinh doanh là gì?
Ngành nghề kinh doanh là những ngành kinh tế được phân loại theo Quyết định số 27/2018/QĐ-TTg về Hệ thống Ngành kinh tế Việt Nam do Thủ tướng Chính phủ ban hành. Trong đó, Hệ thống Ngành kinh tế được phân thành từng nhóm nghề cụ thể.
Khi thành lập công ty, chủ doanh nghiệp cần hiểu rõ các nguyên tắc áp mã ngành nghề đối với ngành nghề kinh doanh do Luật doanh nghiệp quy định, cụ thể là:
- Hoạt động kinh doanh tự do trong những lĩnh vực, ngành nghề hợp pháp, không trái pháp luật.
- Tự chủ động chọn lựa ngành nghề, lĩnh vực, địa bàn và hình thức kinh doanh, điều chỉnh quy mô ngành nghề, lĩnh vực kinh doanh.
- Đáp ứng đủ các điều kiện kinh doanh khi hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề kinh doanh có điều kiện theo quy định của Luật đầu tư; đảm bảo duy trì đủ các điều kiện đầu tư kinh doanh ấy trong suốt hoạt động kinh doanh của mình.
- Không kinh doanh các lĩnh vực, ngành nghề bị cấm; không kinh doanh ngành nghề đầu tư kinh doanh có điều kiện khi chưa đủ điều kiện kinh doanh theo quy định của Luật đầu tư hoặc không thể đảm bảo duy trì đủ điều kiện kinh doanh trong suốt quá trình hoạt động.
Thế nào là ngành nghề kinh doanh chính?
Theo định nghĩa tại Khoản 1 Điều 13 Nghị định 69/2014/NĐ-CP về tập đoàn Kinh tế Nhà nước và tổng công ty nhà nước, ngành nghề kinh doanh chính được hiểu như sau:
“Ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp là những ngành nghề được xác lập từ mục đích đầu tư thành lập và chiến lược phát triển doanh nghiệp, do chủ sở hữu quy định và giao cho doanh nghiệp thực hiện khi thành lập và trong suốt quá trình hoạt động của doanh nghiệp.”
Cách tra cứu ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp
Cách 1: Tra cứu qua cổng thông tin quốc gia
Bước 1: Trước tiên, bạn cần truy cập vào trang chủ của cổng thông tin quốc gia về đăng ký doanh nghiệp qua địa chỉ: http://dangkykinhdoanh.gov.vn -> Màn hình xuất hiện giao diện như sau:
Bước 2: Tại ô tìm kiếm, nhập mã số thuế và mã số doanh nghiệp vào.
Bước 3: Sau đó, hệ thống sẽ tự động trả lại những thông tin cơ bản của doanh nghiệp, bao gồm:
- Tên doanh nghiệp bằng: tiếng Việt, tiếng Anh và tên viết tắt.
- Tình trạng hoạt động hiện tại.
- Mã số doanh nghiệp, loại hình hoạt động của công ty và ngày thành lập.
- Tên người đại diện pháp luật.
- Địa chỉ của trụ sở chính doanh nghiệp.
- Ngành nghề kinh doanh của công ty.
Cách 2: Tra cứu thông qua website mã số thuế
Bước 1: Trước tiên, truy cập vào website mã số thuế tại địa chỉ: http://masothue.com -> Trang chủ website hiển thị giao diện như màn hình bên dưới:
Bước 2: Tiếp tục nhập mã số thuế và mã số doanh nghiệp vào ô tìm kiếm.
Bước 3: Sau đó, hệ thống sẽ trả lại những thông tin cơ bản của doanh nghiệp.
Một số lưu ý về ngành kinh doanh mới nhất
Theo quyết định số 27/2018/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ về ban hành hệ thống ngành kinh tế Việt Nam, từ 20/08/2018, các doanh nghiệp có nhu cầu đăng ký thành lập hoặc có nhu cầu thay đổi ngành nghề kinh doanh buộc phải đăng ký ngành nghề.
Đồng thời, những doanh nghiệp thành lập trước ngày 20/08/2018 muốn bổ sung ngành nghề kinh doanh mới sẽ phải tiến hành mã hoá các ngành nghề đã đăng ký trước đó trong cùng 1 bộ hồ sơ theo đúng quy định.
Nếu bảng danh sách ngành nghề kinh doanh có những màu sắc khác nhau như đỏ hoặc xanh dương, doanh nghiệp bạn cần phải mã hoá những ngành nghề đó, cụ thể như sau:
- Đánh dấu màu xanh -> Ngành nghề đã được thay đổi theo quy định.
- Đánh dấu màu đỏ -> Ngành nghề đã bị xóa theo quy định.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã biết cách tra cứu ngành nghề kinh doanh chính của doanh nghiệp. Đừng quên theo dõi chúng tôi để không bỏ lỡ những bài viết hay và hữu ích nhất nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Ghi ngành nghề kinh doanh bằng cách nào?
Có 3 cách ghi ngành nghề kinh doanh:
- Chọn ngành nghề kinh doanh theo mã ngành cấp 4 theo Quyết định số Số 27/2018/QĐ-TTg năm 2018 của Thủ tướng Chính phủ.
- Ghi chi tiết mã ngành theo văn bản quy phạm pháp luật về điều kiện kinh doanh của ngành nghề đó.
- Không kinh doanh các mặt hàng mà pháp luật cấm.
Mục đích tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện là gì?
Tra cứu ngành nghề kinh doanh có điều kiện để nắm rõ ngành nghề đó có cần tuân theo điều kiện theo quy định của Pháp luật không, điều kiện là gì.
Làm thế nào nhận biết những mã ngành phải mã hoá?
Để nhận biết mã ngành phải mã hoá, doanh nghiệp cần xem bảng danh sách ngành nghề kinh doanh của mình có các màu sắc khác nhau không.
Đầu tư kinh doanh cần đảm bảo các điều kiện nào?
Các điều kiện cần thiết để đảm bảo đầu tư kinh doanh là:
- Đối tượng, phạm vi áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Các hình thức áp dụng điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Nội dung điều kiện của đầu tư kinh doanh.
- Hồ sơ, trình tự và các thủ tục hành chính để tuân theo điều kiện đầu tư kinh doanh (nếu có).
- Các cơ quan quản lý nhà nước, cơ quan có thẩm quyền giải quyết thủ tục hành chính đối với điều kiện đầu tư kinh doanh.
- Thời hạn có hiệu lực của giấy phép, giấy chứng nhận, chứng chỉ và các văn bản xác nhận, chấp thuận khác (nếu có).