Một trong những yếu tố giúp dữ liệu của bạn được đảm bảo an toàn là sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây uy tín. Hiện tại, những dịch vụ hỗ trợ người dùng lưu trữ dữ liệu xuất hiện ngày càng nhiều. Điều này đã ảnh hưởng ít nhiều đến quyết định lựa chọn của người dùng. Tino Group sẽ gợi ý đến bạn top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất.
Tìm hiểu đôi nét về dịch vụ lưu trữ đám mây
Lưu trữ đám mây là gì?
Lưu trữ đám mây (Cloud Storage hoặc Cloud Computing) là một thuật ngữ được sử dụng phổ biến trong thế giới công nghệ. Về cơ bản, đây là một loại dịch vụ lưu trữ dữ liệu được cung cấp bởi một đơn vị hoặc công ty nào đó. Người dùng có thể sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây tại các đơn vị trong hoặc ngoài nước tùy vào nhu cầu và ngân sách của mình.
Khi đăng ký sử dụng gói lưu trữ đám mây, người dùng sẽ được phép lưu trữ, quản lý, sao lưu, chia sẻ các dữ liệu như hình ảnh, video, tệp tin,…, của mình thông qua Internet. Hiện tại, khi có nhu cầu chia sẻ và lưu trữ dữ liệu, bạn có thể sử dụng các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí.
Ưu điểm và hạn chế của lưu trữ đám mây
Ưu điểm
Đối với doanh nghiệp:
- Giúp doanh nghiệp đơn giản hoá quy trình gia tăng dung lượng lưu trữ, chi phí đầu tư thấp nhưng vẫn mang lại hiệu quả lưu trữ cao.
- Cho phép doanh nghiệp thực hiện quyền quản trị của công ty bao gồm: quản trị thành viên, chia sẻ dữ liệu nội bộ, phân quyền, cấp quyền sử dụng,…
- Giúp doanh nghiệp bảo vệ dữ liệu tối ưu trước các tình trạng hư hỏng dữ liệu.
Đối với cá nhân:
- Là nền tảng thông dụng cho phép người dùng sử dụng trực tiếp trên điện thoại và trình duyệt web.
- Giao diện trực quan, đơn giản, dễ sử dụng.
- Hỗ trợ dung lượng lưu trữ cao, dao động từ 5 – 15GB tuỳ theo dịch vụ.
- Giúp người dùng tiết kiệm tối đa chi phí, không cần bỏ khoản tiền lớn để mua ổ cứng di động để lưu trữ dữ liệu.
Hạn chế
Bên cạnh những ưu điểm vượt trội, người dùng dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí cũng gặp phải một số hạn chế như:
- Băng thông tài dữ liệu có giới hạn, tùy thuộc vào các nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây, băng thông có thể rất lớn hoặc không giới hạn. Nhưng phần lớn các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí chỉ hỗ trợ vài GB.
- Việc chuyển dữ liệu cục bộ lên đám mây rất dễ bị tấn công và lấy cắp thông tin.
- Nếu sử dụng dịch vụ lưu trữ đám mây nào, người dùng cá nhân buộc phải cài đặt ứng dụng liên quan đến dịch vụ ấy.
- Mọi hoạt động đều phụ thuộc vào Internet.
Top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất 2024
#1. Degoo
Khi nhắc đến các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất, chúng ta không thể bỏ qua Degoo. Ở thời điểm hiện tại, đây là một trong những dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí có dung lượng lớn nhất với 100GB. Năm 2019 được xem là thời kỳ huy hoàng của Degoo khu dịch vụ này đã chinh phục được hơn 15 triệu người dùng trên toàn cầu.
Degoo là một trong số ít các dịch vụ lưu trữ đám mây cung cấp cho người dùng dung lượng lớn đến vậy. Khác với các dịch vụ đối thủ, Degoo không giới hạn kích thước tệp cũng như đòi hỏi người dùng phải tạo tài khoản khác để nhận tệp.
Ngoài ra, cơ sở hạ tầng của Degoo hiệu quả cấp nhiều lần so với các dịch vụ khác trên mỗi byte lưu trữ. Degoo được thiết kế với giao diện trực quan, thao tác sử dụng đơn giản, phù hợp với những người dùng mới. Tuy nhiên, điểm trừ của Degoo là tốc độ tải chậm, chỉ có thể sử dụng trên trình duyệt web và phiên bản miễn phí có chứa quảng cáo.
#2. Mega
Mega là cái tên tiếp theo trong top 5 các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí tốt nhất hiện nay. Về cơ bản, Mega chỉ đơn thuần là một trang web lưu trữ đám mây miễn phí với dung lượng lớn, giao diện trực quan, dễ sử dụng. Thương hiệu này có trụ sở chính tại New Zealand – một trong những quốc gia đi đầu trong lĩnh vực lưu trữ đám mây.
Điểm cộng của Mega là có phiên bản ứng dụng, cho phép người dùng dễ dàng cài đặt trên điện thoại. Không chỉ hỗ trợ tải tệp, hình ảnh, video, ứng dụng Mega còn cho phép người dùng đồng bộ hoá máy khách với máy tính để bàn.
Theo cam kết của Mega, toàn bộ dữ liệu được lưu trữ ở đám mây sẽ được mã hoá trên thiết bị của người dùng trước khi truyền tải đến máy chủ của hãng. Dung lượng lưu trữ miễn phí của Mega lên đến 50GB (chỉ đứng sau Degoo). Đặc biệt, phiên bản miễn phí và phiên bản Pro của Mega đều có tốc độ tải ngang nhau. Dù vậy, Mega vẫn có điểm hạn chế là ít các tiện ích và ứng dụng bổ sung.
#3. Google Drive
So với hai dịch vụ lưu trữ đám mây trên, Google Drive phổ biến với người dùng hơn. Google Drive được xem là sự lựa chọn tuyệt vời cho người dùng hệ Android vì ứng dụng được tích hợp sẵn trên các thiết bị này. Google Drive được phát triển bởi chính “ông lớn” công nghệ – Google. Vì vậy, bạn có thể hoàn toàn an tâm với các tính năng của dịch vụ lưu trữ này. Đồng thời, đây cũng là một nền tảng vững chắc, có khả năng thích với với nhiều thiết bị công nghệ khác nhau, nhất là đối với các thiết bị di động.
Để sử dụng Google Drive, bạn chỉ cần đăng nhập tài khoản Google của mình. Bên cạnh khả năng lưu trữ, ứng dụng này còn hỗ trợ các tính năng khác như Word, Excel và PowerPoint. Bạn có thể tải tài liệu từ Google Drive về các thiết bị khác nhau và sử dụng ứng dụng như 1 ổ cứng di động.
Google Drive tích hợp sâu vào hệ điều hành Chrome và Android, có dung lượng lưu trữ khá lớn là 15GB. Dù dung lượng không lớn bằng các dịch vụ trên, nhưng Google Drive vẫn phù hợp với đại đa số người dùng.
#4. NextCloud
NextCloud là một trong những giải pháp lưu trữ đám mây DIY được ưa chuộng nhất hiện nay. Về bản chất, NextCloud là một dạng công nghệ cộng tác trực tuyến và được đồng bộ hóa tệp nguồn mở phổ biến. Với NextCloud, bạn có thể tải xuống và cài đặt dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí trên máy chủ của riêng bạn.
Nếu chưa có nhiều kinh nghiệm về máy chủ hoặc CNTT (công nghệ thông tin), bạn nên mua NextCloud Box – phiên bản có sẵn cấu hình với ổ cứng 1TB. Phiên bản này hoạt động với bảng Raspberry Pi để giữ cho dữ liệu của bạn được đồng bộ hoá.
Toàn bộ mã NextCloud trên OpenChain đều được chứng nhận đầy đủ và hỗ trợ bởi chương trình Bounty bảo mật. Tuy nhiên, phần mềm này khá cồng kềnh và tốn rất nhiều thời gian làm quen đối với người chưa có kỹ năng IT.
#5. OneDrive
Giống như Google Drive, OneDrive cung cấp dung lượng lưu trữ miễn phí là 5GB. Đây là dịch vụ lưu trữ đám mây do chính Microsoft phát triển và quản lý. Vì vậy, kho lưu trữ dữ liệu của dịch vụ này có mối quan hệ mật thiết với hệ điều hành Windows và Windows phone. Để thuận tiện hơn trong việc sử dụng, Hotmail, Outlook đều được tích hợp sẵn trên OneDrive.
Với OneDrive, người dùng có thể lưu trữ, đồng bộ hoá và chia sẻ tài liệu trên các thiết bị điện tử khác nhau. Hiện tại, OneDrive hỗ trợ phần lớn các nền tảng phổ biến như Android, iOS, Windows Phone đối với thiết bị di động và Windows, MacOS đối với máy tính. OneDrive cung cấp 3 loại dịch vụ đám mây với các nhóm tiện ích khác nhau, bao gồm: OneDrive cho doanh nghiệp, thư viện site và OneDrive cá nhân.
Trên đây là top 5 dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí mà bạn có thể lựa chọn sử dụng. Các dịch vụ lưu trữ đám mây miễn phí chính là giải pháp tối ưu giúp bạn lưu trữ và quản lý dữ liệu hiệu quả. Để đón đọc những bài viết hay và hữu ích nhất, bạn hãy nhấn nút “theo dõi” Tino Group nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có bao nhiêu loại dịch vụ lưu trữ đám mây?
Có 4 loại dịch vụ lưu trữ đám mây phổ biến nhất hiện nay là: Personal Cloud, Public Cloud, Private Cloud và hybrid Cloud.
Tại sao cần lưu trữ dữ liệu trên đám mây?
Lưu trữ dữ liệu trên đám mây là một giải pháp tối ưu giúp việc xử lý thông tin, dữ liệu được thực hiện nhanh chóng và chính xác nhất. Nhờ đó, bạn có thể tăng năng suất, tiết kiệm thời gian và nguồn chi phí cho doanh nghiệp. Đồng thời, lưu trữ đám mây cho phép bạn quản lý dữ liệu ở bất kỳ đâu, thời gian nào.
Chi phí bảo trì lưu trữ dữ liệu trên đám mây là bao nhiêu?
Toàn bộ hoạt động bảo trì, cập nhật phần mềm, bảo mật và hỗ trợ đều thuộc về nhà cung cấp dịch vụ lưu trữ đám mây. Vì vậy, tùy theo chính sách, chi phí bảo trì lưu trữ dữ liệu đám mây của các dịch vụ sẽ khác nhau.
Khả năng bảo mật của các dịch vụ lưu trữ đám mây như thế nào?
Phần lớn các dịch vụ lưu trữ đám mây đều cung cấp khả năng bảo mật nhiều lớp và toàn diện. Một số tính năng bảo mật phổ biến của các dịch vụ lưu trữ đám mây là:
- Cung cấp hệ thống kiểm soát quyền truy cập.
- Giám sát các mối đe dọa, tấn công mạng.
- Mã hoá các dữ liệu đang truyền và đang lưu trữ.
- Tích hợp tính năng bảo vệ mạng, bảo mật ứng dụng, xác thực liên tục,…