Để đo lường độ hiệu quả của một website, chỉ số CTR đóng một vai trò rất quan trọng. Bởi chỉ số này sẽ thể hiện độ uy tín của website cho Google đồng thời quyết định xếp hạng trang web của bạn có cao hay không. Trong bài viết hôm nay, Tino Group sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể CTR là gì cũng như xác định mức CTR bao nhiêu là tốt cho website.
Định nghĩa CTR
CTR là gì?
CTR là viết tắt của Click Through Rate, tạm dịch: tỷ lệ nhấp. Đây là chỉ số thể hiện tỷ lệ số lần nhấp chuột trên số lần hiển thị của một chiến dịch quảng cáo, bao gồm Google Ads, Facebook Ads và các nền tảng khác. Chỉ số này thể hiện được mức độ thành công của quảng cáo mà bạn đang chạy.
Khi CTR cao nghĩa là tỷ lệ nhấp cao, chứng tỏ quảng cáo của bạn hữu ích và có liên quan. Mặt khác, chỉ số CTR cao còn giúp quảng cáo đó được Google, Facebook,…ưng ý và ưu tiên hiển thị hơn so với những mẫu quảng cáo khác.
Tóm lại, CTR là chỉ số quan trọng cho hầu hết các chiến lược Digital Marketing của bạn. Ngoài ra, khi tham gia vào Affiliate Marketing, bạn cũng phải đặc biệt quan tâm đến chỉ số này.
Cách tính chỉ số CTR
CTR được tính bằng cách lấy số lần nhấp vào quảng cáo chia cho tổng số lần hiển thị, sau đó, biểu thị kết quả theo tỷ lệ phần trăm.
Công thức:
CTR (%) = Số lần nhấp/Số lần hiển thị x 100.
Ví dụ: nếu một công ty chạy chiến dịch quảng cáo tạo ra 10.000 lần hiển thị và 500 lần nhấp, CTR sẽ là 5%.
Tại sao CTR lại quan trọng?
Đối với chiến dịch quảng cáo
CTR biểu thị hiệu suất của chiến dịch quảng cáo bằng cách so sánh CTR với mức trung bình trong ngành của bạn. Bạn có thể sử dụng chỉ số này để thử nghiệm A/B, giúp xác định điểm mạnh, điểm yếu của quảng cáo để có chỉnh sửa phù hợp.
Lưu ý:
Không phải lúc nào tỉ lệ CTR cao cũng tương ứng với tỷ lệ chuyển đổi cao mà còn tùy vào mục tiêu mà bạn nhắm đến.
Ví dụ: bạn có một ứng dụng thương mại điện tử. Mục tiêu chuyển đổi của bạn là mua hàng. Quảng cáo A có CTR là 10% nhưng tỷ lệ chuyển đổi là 5%, trong khi quảng cáo B chỉ có CTR là 7% nhưng tỷ lệ chuyển đổi lên đến 20%.
Điều này chứng tỏ quảng cáo A đã hiệu quả hơn trong việc kích thích nhu cầu mua hàng của khách hàng.
Đối với SEO
CTR cung rất quan trọng đối với SEO. Đây là tiêu chí để đánh giá xếp hạng website trên Google. Chiến dịch SEO On-page thường tập trung vào tỷ lệ nhấp chuột vào website.
Muốn có vị trí xếp hạng cao trên trang đầu Google (từ 1 -10), bạn cần đầu tư nội dung, tối ưu SEO để cải thiện CTR. CTR càng cao, thứ hạng của bạn càng cao và bền vững.
CTR bao nhiêu là tốt?
Mỗi chiến dịch và mỗi từ khóa khác nhau sẽ có những chỉ số CTR khác nhau nên không có con số chính xác nhất cho câu hỏi trên. CTR phụ thuộc rất nhiều yếu tố bao gồm:
- Nhóm ngành bạn đang kinh doanh.
- Phân khúc thị trường bạn nhắm đến
- Tùy vào các phương thức quảng cáo mà bạn lựa chọn.
- Các từ khóa cụ thể, thời điểm và khu vực mà quảng cáo hiển thị.
Mặc dù không có con số cụ thể nhưng vẫn có mức trung bình để bạn làm mốc. Thông thường, đối với Google Ads, CTR 2% trở lên được coi là ổn. Còn với Facebook Ads, CTR ổn định là 0,9%.
Tóm lại, bạn cần phải theo dõi chỉ số CTR trung bình của từng ngành để biết các đối thủ của mình đang mức nào và cố gắng nâng chỉ số này lên trong các chiến dịch quảng cáo kế tiếp.
Bí quyết tăng CTR hiệu quả
Tập chung vào từ khóa
Từ khóa có có ảnh hưởng rất lớn đến chỉ số CTR. Giả sử bạn là một thợ làm bánh và muốn quảng cáo món cupcake cho các sự kiện. Từ khóa ‘cupcake’ rất rộng, nhưng nếu thu hẹp từ khóa thành ‘cung cấp bánh cupcake số lượng lớn’, bạn sẽ tiếp cận được nhiều đối tượng mục tiêu hơn.
Kích thích sự tò mò của người đọc
Bạn có thể tạo CTA hoặc thời hạn giảm giá, độ khan hiếm của sản phẩm giảm giá… Ngoài ra, bạn cũng có thể đầu tư vào tiêu đề giật tít như như: “Ung thư giai đoạn cuối: Điều nhất định phải làm vào thời điểm này”. Những tiêu đề như vậy thường tạo cảm xúc mạnh với người đọc.
Nội dung dựa trên quan điểm cá nhân
Các bài viết dựa trên quan điểm cá nhân hoặc trải nghiệm của cá nhân để viết bài thường đạt độ tin tưởng cao và tăng tỷ lệ nhấp vào.
Tối ưu URL
Những URL chứa từ khóa, ngắn gọn sẽ tạo sự thân thiện với người dùng và nhận được nhiều hơn 25% lượt nhấp so với những URL chung chung.
Ví dụ: Thay vì URL là: www.example.com/category=sitespeed/id=4242?
Bạn có thể đặt URL thành: www.example.com/improve-site-speed
Sử dụng số ở tiêu đề
Tiêu đề của bài viết có chứa số sẽ tạo sự uy tín và nhận CTR cao hơn.
Ví dụ: Top 5 nhà cung cấp hosting tốt nhất Việt Nam.
Tối ưu tốc độ load trang
Lượt nhấp sẽ không được tính nếu người dùng không thể đợi trang load xong. Vì vậy, tốc độ website sẽ là yếu tố tác động rất lớn đến CTR. Nếu người dùng load trang quá lâu sẽ làm ảnh hưởng đến trải nghiệm của họ và dẫn đến việc từ bỏ để vào trang đối thủ.
Thử nghiệm là cách tốt nhất để cải thiện CTR
Thử nghiệm nhiều lần sẽ giúp bạn xác định đâu là quảng cáo có CTR hiệu quả nhất. Từ đó, bạn có thể triển khai tương tự cho những lần sau.
Trên đây là những chia sẻ của Tino Group về chỉ số CTR cũng như một số thông tin cần biết về CTR. Hy vọng bài viết này sẽ giúp bạn cải thiện được chỉ số CTR để chiến dịch Marketing hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Tại sao một số trường hợp CTR cao lại không tốt?
Như đã chia sẻ, tùy vào mục đích quảng cáo, CTR sẽ có tác động tích cực hoặc tiêu cực. Nếu bạn muốn tăng doanh số bán hàng, CTR cao nhưng không tạo ra chuyển đổi cũng vô nghĩa, thậm chí là có hại vì:
- Bạn phải trả tiền cho mỗi lượt nhấp.
- Đôi khi nhấp chuột đến từ những từ khóa có giá thầu rất cao và không thể bù lại lợi nhuận ngay cả khi có chuyển đổi.
CTR và Conversion Rate khác nhau như thế nào?
Đây là hai chỉ số khiến nhiều người nhầm lẫn. CTR là chỉ số đo lường số lượng người đã nhấp vào quảng cáo. Trong khi đó, Conversion Rate lại là chỉ số thể hiện số lượng khách hoàn thành một hành động trên website hoặc ứng dụng so với tổng số lượt ghé thăm trang web.
Làm sao để tăng CTR khi SEO website?
Cải thiện CTR cho Facebook Ads như thế nào?
- Nội dung quảng cáo phải phù hợp với sản phẩm và tạo được tính tò mò
- Thời gian và tần suất đăng bài cũng cần được nghiên cứu theo hành vi của khách hàng mục tiêu
- Nên chạy test các mẫu quảng cáo để biết được quảng cáo nào tốt hơn