Người Hoa là một bộ phận dân cư sinh sống lâu đời tại Việt Nam. Điểm đặc biệt là nơi nào có người Hoa, nơi ấy sẽ có hoạt động kinh doanh, buôn bán sầm uất, nhộn nhịp. Đã không ít người Hoa đạt được những thành tựu vượt trội trong lĩnh vực kinh doanh. Không chỉ riêng tại Việt Nam mà ở bất kỳ quốc gia nào trên thế giới, cộng đồng người Hoa đều rất giỏi buôn bán, khởi nghiệp. Vậy bài học kinh doanh của người Hoa là gì? Vì sao người Hoa lại buôn bán “mát tay” đến vậy?
Giới thiệu đôi nét về người Hoa
Người Hoa – họ là ai?
Người Hoa là người có nguồn gốc xuất thân từ Trung Quốc và được công nhận là một dân tộc của Việt Nam. Một số tên gọi khác của người Hoa là người Minh, người Minh Hương, người Thanh, người Tàu,… Tại Việt Nam, dân tộc Hoa, dân tộc Ngái và Sán Dìu được xếp vào nhóm ngôn ngữ Hán.
Cộng đồng người Hoa sinh sống tại Việt Nam thường được gọi là người Việt gốc Hoa. Cách gọi này sẽ tránh các trường hợp tranh cãi và kỳ thị dân tộc, vùng miền. Người Hoa không phải là người Hán, có quốc tịch Trung Quốc đang sống tại Việt Nam.
Người Hoa thường sinh sống ở đâu?
Cộng đồng người Hoa tại Việt Nam phần lớn đến từ hai tỉnh Quảng Đông và Phúc Kiến (Trung Quốc). Bên cạnh đó, một bộ phận người Hoa ở dọc biên giới dịch chuyển xuống phía Nam và định cư tại các tỉnh miền núi phía Bắc.
Vì vậy, địa bàn sinh sống của người Hoa tương đối rộng và đa dạng. Cộng đồng người Hoa trải dài từ Cao Bằng, Lạng Sơn, Lào Cao, Quảng Ninh, Quảng Nam, Bình Thuận, TP.HCM và một số tỉnh Nam bộ khác.
Chia sẻ 5 bài học kinh doanh của người Hoa
#1. Cẩn trọng xuất/nhập hàng hóa
Đối với người Hoa, việc ghi chép sổ sách chính xác và lưu trữ cẩn thận là điều tất yếu. Mọi vấn đề về thu chi, tiền bạc, xuất/nhập hàng hóa đều được họ ghi chú tỉ mỉ, chính xác từng con số. Bên cạnh đó, tại các cửa hàng của người Hoa luôn trang bị đầy đủ các công cụ phòng tránh cháy nổ, hư hỏng.
Để hạn chế tối đa việc mất mát, người Hoa thường xuyên đối chiếu công tác xuất-nhập. Theo quan niệm của họ, ghi chép, lưu trữ chính xác mới làm việc với khách hàng thuận tiện, tránh xảy ra mâu thuẫn, bất đồng.
#2. Tiểu phú do cần
Một bài học kinh doanh của người Hoa là sống “cần – kiệm”. Dù rất khéo buôn bán nhưng phần lớn người Hoa đều sống rất tiết kiệm. Trên thực tế, bạn không thể bắt gặp một kẻ “ăn mày” nào ở khu người Hoa sinh sống. Đó là vì họ không có thói quen cho tiền người khác.
Điều này không có nghĩa là người Hoa sống ích kỷ, ky bo. Ngược lại, họ luôn sẵn sàng hỗ trợ việc làm, mở ra cơ hội giúp người khác tự mưu sinh. Thay vì cho “con cá”, người Hoa sẽ giúp đỡ bằng cách đưa “cần câu”.
Người Hoa nhìn xa trông rộng. Khi đã giúp đỡ ai, họ sẽ tận tâm giúp đỡ đến cùng, không phải chỉ để có ăn, có mặc qua ngày đoạn tháng. Có thể thấy, phần lớn người Hoa ở khu Chợ Lớn đều cần mẫn, chăm chỉ làm việc, ít khi nhờ vả và phung phí tiền của.
Bên cạnh đó, người Hoa thường đặt chữ tín lên hàng đầu và rất có tầm nhìn trong buôn bán. Họ luôn xem trọng mối quan hệ với các mối làm ăn lâu dài cũng như thương lái trong và ngoài nước. Thế nên, dù chỉ chiếm 7% dân số của Sài Gòn nhưng tỷ trọng doanh nghiệp của người Hoa lại chiếm đến 30%.
#3. Không đặt nặng bằng cấp
Không giống như những người kinh doanh khác, người Hoa thường không quá coi trọng bằng cấp. Theo quan điểm của họ, sự cần mẫn, chăm chỉ và năng suất lao động mới là yếu tố quyết định. Ngoài ra, người Hoa cũng không quá đặt nặng vấn đề về ngoại hình và kỹ năng giao tiếp.
Trong mắt người Hoa, kinh nghiệm thực tiễn vẫn là điều quan trọng hơn cả. Chính vì thế, phần lớn gia đình người Hoa đều không gây áp lực quá lớn về chuyện học hành đối với con cái.
Tại khu Chợ Lớn, bạn có thể dễ dàng nhìn thấy có rất nhiều bạn trẻ ở độ tuổi đi học đã ra chợ buôn bán cùng gia đình. Người Hoa luôn muốn con cái của họ tiếp xúc sớm với kinh doanh. Nhiều gia đình nặng truyền thống còn cho con thôi học để tiếp nối việc buôn bán của gia đình.
#4. Đặt sức khỏe lên hàng đầu
Tưởng chừng không liên quan nhưng sức khỏe cũng là bí quyết kinh doanh hàng đầu của người Hoa. Họ luôn xem trọng và chăm sóc cho sức khỏe của mình. Minh chứng cho điều này là những khu vực có người Hoa sinh sống thường tập trung rất nhiều cửa hàng thuốc Đông y gia truyền.
So với Tây y, những bài thuốc Đông y cũng mang giá trị rất lớn đối với sức khỏe người dùng. Bạn có thể thấy bệnh viện ở khu vực Quận 5 luôn nhiều hơn ở các quận lân cận. Vì đây là khu vực sinh sống chủ yếu của người Hoa ở Sài Gòn.
Không chỉ chăm lo cho sức khỏe của mình, người Hoa cũng rất chú trọng đến sự an toàn cho người tiêu dùng. Chính vì thế, họ luôn thận trọng trong việc lựa chọn hàng hóa, thực phẩm. Người Hoa thường mua hàng ở “chợ người giàu”. Đây là những nơi bán hàng “đắt xắt ra miếng” nhưng lại “đáng đồng tiền”.
Ngoài ra, những món ăn của người Hoa đều có mùi vị thảo dược. Đây được xem là bí quyết giúp họ tăng cường sức khỏe một cách “thần thánh”. Nhìn chung, người Hoa là một dân tộc cực kỳ xem trọng sức khỏe. Sức khỏe càng tốt, họ càng kiếm được nhiều tiền hơn.
#5. Giữ nghề gia truyền
Đối với người Hoa, nghề gia truyền chính là “bí mật quân sự quốc gia” không thể truyền ra bên ngoài. Trước đây, nhiều gia đình người Hoa còn kiêng kỵ gả con gái cho người ngoại tộc vì sợ mất thế độc quyền. Quy trình sản xuất của người Hoa chỉ diễn ra sau tấm vách ngăn giữa phòng khách với khu nhà xưởng.
Thông thường, chủ doanh nghiệp người Hoa chỉ truyền bí quyết nghề nghiệp cho con trai. Đây được xem là thế hệ tiếp nối nghề gia truyền. Vì vậy, bạn sẽ không khó bắt gặp các cơ sở kinh doanh “cha truyền con nối” ở khắp các khu Chợ Lớn.
Cũng như câu nói “cho ăn vàng cũng không dắt đàng đi buôn”. Bài học kinh doanh của người Hoa là “giấu nghề” để “truyền tử lưu tôn” mà làm giàu. Những người theo nghề thương luôn giấu nhẹm các mối quan hệ đối tác làm ăn. Đồng thời, sổ sách ghi chép cũng được bảo mật cẩn trọng. Ngoài ra, kế toán hay “viên tài phú” của người Hoa tuyệt đối trung thành với chủ, không để lộ kết toán lời – lỗ mỗi ngày.
Một số lưu ý khi kinh doanh của người Hoa
- Người Hoa thường khắt khe hơn khi làm ăn với người miền Bắc, thoải mái hơn với người miền Nam.
- Phần lớn người Hoa thường coi trọng anh em trong “bang hội” hơn gia đinh
- Không phân biệt đối xử, “bên trọng bên khinh” giữa người Kinh và người Hoa trong buôn bán.
- Ít ham rẻ, chỉ mua sắm ở những nơi uy tín với giá thành cao hơn trung bình.
- Rất quan tâm về phong thủy, quán xá dù nhỏ nhưng nếu làm ăn phát đạt vẫn chỉ mở rộng thêm cơ sở chứ không xây lên.
Kết luận
Mỗi dân tộc sẽ có bí quyết kinh doanh riêng và bài học kinh nghiệm quý báu. Trong bài viết trên, Tino Group không so sánh các bí quyết kinh doanh mà chỉ muốn độc giả có cái nhìn tổng quan hơn về phương thức làm ăn của người Hoa. Thông qua bài học kinh doanh của người Hoa, Tino Group hy vọng bạn sẽ học hỏi và đúc kết kinh nghiệm để hoàn thiện chiến lược kinh doanh của mình. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Đâu là phố người Hoa Sài Gòn lớn nhất?
Chợ Lớn chính là khu phố người Hoa lớn nhất Sài Gòn. Nơi đây luôn hấp dẫn khách địa phương và cả khách du lịch bởi những con phố ẩm thực đặc sắc.
Mặt hàng kinh doanh chủ yếu của người Hoa là gì?
Mặt hàng kinh doanh của người Hoa rất đa dạng và phong phú như: đồ ăn, thức uống, thuốc Đông y, gia vị,…
Điểm đặc trưng của những khu phố người Hoa là gì?
Đặc điểm nổi bật của những khu phố người Hoa chính là văn hóa phường xã, bang hội. Nghĩa là người Hoa thường sống tụ tập lại với nhau, chịu sự quản lý của người đứng đầu như trưởng thôn hay bang trưởng.
Người Hoa ở Sài Gòn thường tập trung ở đâu?
Những người gốc Hoa thường sống tập trung ở Quận 5, Quận 6, Quận 8, Quận 10, Quận 11.