Không chỉ thể hiện bản sắc, phong cách riêng, tên thương hiệu còn là “chiếc chìa khóa” giúp doanh nghiệp tiếp cận khách hàng hiệu quả. Nhiều người cho rằng kinh doanh theo phương thức truyền thống mới cần đặt tên thương hiệu. Tuy nhiên, những cửa hàng online cũng rất cần một cái tên. Tên thương hiệu càng ấn tượng, vị thế của doanh nghiệp càng in sâu trong tâm trí khách hàng. Vậy đâu là cách đặt tên thương hiệu online “chất – độc – lạ”?
Tìm hiểu đôi nét về tên thương hiệu
Tên thương hiệu là gì?
Tên thương hiệu (Brand Name) là thuật ngữ xuất hiện phổ biến trong lĩnh vực kinh doanh, đóng vai trò quan trọng trong việc gây ấn tượng với khách hàng. Dù doanh nghiệp kinh doanh theo phương thức truyền thống hay trực tuyến, đặt tên thương hiệu vẫn là việc tất yếu.
Hiểu đơn giản, tên thương hiệu là một cụm từ ngắn mà chủ sở hữu hoặc nhà sáng lập đặt cho dòng sản phẩm/dịch vụ mà họ đang kinh doanh. Nhiều người thường nhầm lẫn tên thương hiệu với tên doanh nghiệp. Tuy nhiên, đây là hai thuật ngữ hoàn toàn khác nhau.
Tên thương hiệu có phạm vi hẹp hơn, dùng để chỉ một sản phẩm nổi bật hoặc đặc trưng nhất. Tuy nhiên, trong một số trường hợp, có những đơn vị đặt tên thương hiệu và tên doanh nghiệp trùng nhau như: Pepsico – công ty thực phẩm hàng đầu thế giới.
Tên thương hiệu đóng vai trò như “sứ giả” truyền tải thông điệp, ý tưởng và định hướng tiếp thị đến người tiêu dùng. Trước thực trạng cạnh tranh khốc liệt như hiện nay, việc gọi và gán tên thương hiệu cho các điểm đặc trưng riêng của từng sản phẩm/dịch vụ sẽ giúp doanh nghiệp tăng cơ hội tiếp cận khách hàng, thúc đẩy khả năng tiêu thụ.
Tầm quan trọng của tên thương hiệu đối với doanh nghiệp
Như đã chia sẻ, tên thương hiệu là một trong những yếu tố trọng tâm, hình thành nên giá trị và vị thế của doanh nghiệp. Có thể nói, tên thương hiệu đóng vai trò “ngang ngửa” tên doanh nghiệp.
Không chỉ giúp doanh nghiệp khẳng định sự hiện diện trên thị trường, tên thương hiệu còn làm tăng hiệu quả truyền thông. Ngoài ra, tên thương hiệu cũng mang lại những giá trị hữu ích khác cho doanh nghiệp như:
- Làm nổi bật tính đặc trưng của sản phẩm, giúp khách hàng nhận diện sản phẩm/dịch vụ tốt hơn.
- Hỗ trợ lập kế hoạch truyền thông, tổ chức chương trình tiếp cận khách hàng hiệu quả.
- Tạo nên điểm khác biệt giữa sản phẩm này với sản phẩm kia của doanh nghiệp hoặc với sản phẩm của đối thủ cạnh tranh.
- Ngăn chặn các hành vi cạnh tranh không lành mạnh của đối thủ cùng ngành.
7 cách đặt tên thương hiệu online ý nghĩa, dễ gây ấn tượng
#1. Dựa vào điểm đặc thù của sản phẩm/dịch vụ
Đây là cách đặt tên thương hiệu online được nhiều doanh nghiệp áp dụng nhất hiện nay. Về cơ bản, mỗi sản phẩm/dịch vụ đều sở hữu những nét đặc trưng riêng. Vì vậy, bạn có thể dựa trên các dấu ấn riêng biệt của sản phẩm/dịch vụ để đặt tên thương hiệu. Ví dụ, doanh nghiệp kinh doanh quần jeans online, bạn có thể đặt tên thương hiệu của mình là: Jean 1990, Jeans VNXK, Min Jeans,…
Phương thức đặt tên này giúp người tiêu dùng nhận diện được doanh nghiệp bạn đang kinh doanh loại sản phẩm nào. Khi có nhu cầu mua sản phẩm/dịch vụ, người tiêu dùng sẽ gõ từ khóa liên quan lên công cụ tìm kiếm. Nếu sở hữu một website chuẩn SEO, lọt top Google, khách hàng có thể sẽ nhìn thấy và lựa chọn thương hiệu của bạn.
#2. Ưu tiên tên gọi ngắn gọn, xúc tích
Nhiều người nghĩ rằng đặt tên thương hiệu càng dài, càng dễ truyền tải thông điệp và ý nghĩa đến khách hàng. Tuy nhiên, mỗi ngày, khách hàng phải tiếp nhận hàng trăm cái tên khác nhau. Vì vậy, một cái tên rườm rà, dài dòng sẽ trở thành rào cản khiến khách hàng khó ghi nhớ và tiếp nhận. Trong khi đó, tên thương hiệu ngắn gọn, xúc tích, đánh vào trọng tâm chính là sự lựa chọn tốt nhất đối với doanh nghiệp của bạn.
#3. Dựa trên tên gọi cá nhân
Để tên thương hiệu “không đụng hàng” và có ý nghĩa hơn, bạn có thể đặt theo tên gọi cá nhân của mình. Cách đặt tên này phù hợp với những người kinh doanh online trong thời gian ngắn.
Phương thức đặt tên này khá đơn giản, nhanh chóng và tăng độ nhận diện cao. Hiện tại, trên thị trường Việt Nam cũng có rất nhiều doanh nghiệp lớn đặt tên thương hiệu theo tên gọi cá nhân như: Việt Tiến, Nguyễn Kim, An Phước,…
#4. Sử dụng tính từ tích cực
Sử dụng các tính từ tích cực cũng là cách đặt tên thương hiệu phổ biến nhất hiện nay. Kho tàng từ ngữ Việt Nam vốn rất đa dạng và phong phú. Chính vì thế, doanh nghiệp sẽ không khó để tìm kiếm và lựa chọn một cụm từ tích cực, mang ý nghĩa sâu sắc để đặt tên thương hiệu. Những cụm từ tích cực biểu thị sự đủ đầy, trọn vẹn như: Thịnh Vượng, Tài Lộc, Phát Tài, Thịnh Phát,…, hay thể hiện ý nghĩa nhân văn như: Hòa Bình, An Khang, Bình An, Hiệp Phát,… Trên thực tế, những người kinh doanh rất chú trọng khía cạnh phong thủy, tâm linh. Vì vậy, sử dụng những cụm từ tích cực để đặt tên thương hiệu là cách chủ doanh nghiệp thể hiện niềm tin vào hoạt động kinh doanh, làm ăn của mình sẽ “thuận buồm xuôi gió”.
#5. Sử dụng tên tiếng Anh
Đối với các doanh nghiệp Việt Nam, việc sử dụng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu đã không còn quá xa lạ. Cách đặt tên này mang đến nhiều sự lựa chọn khác nhau, tạo nên phong cách riêng biệt. Bên cạnh đó, tiếng Anh có rất nhiều cụm từ độc đáo, mới lạ. Các cụm từ này khi kết hợp với nhau sẽ tạo ra những cái tên vô cùng thú vị.
Tuy nhiên, không phải thương hiệu nào cũng thích hợp đặt theo tên tiếng Anh. Cách thức đặt tên này sẽ phù hợp hơn với những doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực như: shop thời trang, cửa hàng phụ kiện, cà phê,…
Hiện tại, có rất nhiều bạn trẻ start up hoạt động trong lĩnh vực thời trang sử dụng tiếng Anh để đặt tên thương hiệu. Bằng cách vận dụng từ ngữ khéo léo, những tên thương hiệu tiếng Anh độc đáo, mới lạ xuất hiện trên thị trường ngày càng nhiều.
#6. Kết hợp giữa chữ và số
Có rất nhiều cửa hàng đặt tên thương hiệu bằng cách kết hợp giữa chữ và số, như: Bún Bò 1994, Bò Kho Cô Mai 1984, PT2000,… Đây cũng là cách đặt tên thương hiệu mới lạ và độc đáo. Cách đặt tên này giúp thương hiệu của bạn “không đụng hàng” với những thương hiệu khác.
#7. Chú ý đến tên miền
Tên miền là thành phần quan trọng đối với một cửa hàng kinh doanh trực tuyến. Để thương hiệu tiếp cận với khách hàng hiệu quả, cửa hàng trực tuyến của bạn cần có website bán hàng cũng như website giới thiệu doanh nghiệp. Tất nhiên, website phải có tên miền chứa tên thương hiệu của bạn.
Tuy nhiên, không phải tên miền nào cũng có sẵn hoặc không bị trùng lặp với các đơn vị khác. Một lưu ý khi đặt tên miền là bạn không nên sử dụng những cái tên quá rườm rà, phức tạp hoặc chứa các ký tự đặc biệt. Trên thực tế, tên miền đóng vai trò rất quan trọng trong việc quảng cáo hoặc tiếp thị thông qua website cho thương hiệu của doanh nghiệp.
Để chọn tên miền phù hợp và tăng độ uy tín cho website, bạn có thể tham khảo các gói dịch vụ cung cấp tên miền tại TinoHost. Đây là đơn vị cung cấp tên miền, hosting giá rẻ và uy tín hàng đầu Việt Nam.
Trên đây là 7 cách đặt tên thương hiệu online phổ biến nhất mà bạn có thể áp dụng. Tên thương hiệu đóng vai trò quan trọng quyết định sự thành công cho các sản phẩm/dịch vụ của bạn. Vì vậy, bạn nên dành tâm huyết và cân nhắc kỹ lưỡng khi chọn tên thương hiệu. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Có nên đổi tên thương hiệu không?
Đổi tên thương hiệu là một quá trình tương đối phức tạp và tốn kém. Vì vậy, nếu không thật sự cần thiết, bạn nên hạn chế việc đổi tên thương hiệu.
Đặt tên thương hiệu cần dựa trên yếu tố nào?
Khi đặt tên thương hiệu, bạn cần:
- Đặt tên phù hợp với sản phẩm/dịch vụ mình cung cấp.
- Đăng ký bảo hộ tên thương hiệu.
- Đặt tên dễ phát âm.
- Tên thương hiệu có thể truyền tải thông điệp, ý nghĩa đến khách hàng.
- Tên thương hiệu có sự khác biệt so với các đơn vị khác.
Thế nào là một tên thương hiệu hay?
Một tên thương hiệu hay có khả năng truyền tải thông điệp và tăng khả năng nhận diện thương hiệu trong mắt khách hàng.
Có nên thuê đơn vị đặt tên thương hiệu không?
Tên thương hiệu được xem là “gương mặt đại diện” cho doanh nghiệp. Vì vậy, bạn có thể thuê một đơn vị thứ 3 hỗ trợ đặt tên thương hiệu. Việc này giúp bạn tiết kiệm thời gian cũng như phát huy đúng sức mạnh của tên thương hiệu.