Thay vì áp dụng các phương pháp quản lý thủ công như trước đây, nhiều doanh nghiệp hiện đại đã tận dụng những tính năng tối ưu của phần mềm quản lý. Với các phần mềm này, doanh nghiệp có thể kịp thời bắt nhịp xu hướng, tối ưu hóa tốc độ vận hành, tiết kiệm chi phí và tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường. Trong bài viết dưới đây, Tino Group sẽ giúp bạn bật mí top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ miễn phí mà vẫn mang lại hiệu quả vượt trội.
Tổng quan về phần mềm quản lý doanh nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp là gì?
Phần mềm quản lý doanh nghiệp được hiểu là một ứng dụng tối ưu, cung cấp các giải pháp quản lý hoạt động cho doanh nghiệp trên nhiều phương diện, như: tài chính, nhân sự, dự án, nội bộ, bán hàng, quan hệ khách hàng,…
Tính năng chính của các phần mềm này là kiểm soát các hoạt động: mua/bán, sản xuất hàng hóa, năng suất làm việc của nhân viên,… Nhìn chung, phần mềm quản lý sẽ cung cấp cho chủ doanh nghiệp bức tranh tổng thể về cách thức vận hành trong doanh nghiệp.
Từ những thông tin do phần mềm cung cấp, chủ doanh nghiệp có thể hoạch định các chiến lược hoạt động, triển khai những kế hoạch cần thiết để thúc đẩy sự phát triển cho toàn doanh nghiệp.
Tầm quan trọng của các phần mềm quản lý doanh nghiệp
Quản lý các nghiệp vụ trực tuyến
Một trong những tính năng vượt trội nhất của các phần mềm quản lý doanh nghiệp là có thể kiểm soát các tác vụ trực tuyến. Một số hoạt động cần quản lý, như: nhân sự, công việc, bán hàng, doanh thu, quan hệ khách hàng,…, đều được theo dõi và giám sát hiệu quả. Từ đó, chủ doanh nghiệp có thể nhanh chóng nắm bắt năng suất làm việc của từng bộ phận, nhân viên.
Tương thích với thiết bị di động
Hầu hết các phần mềm quản lý hiện nay đều vận hành hiệu quả trên các thiết bị di động. Vì vậy, dù ở bất kỳ đâu, nhà quản lý vẫn có thể kiểm soát, theo dõi và giám sát công việc của toàn doanh nghiệp một cách linh hoạt. Bạn chỉ cần dùng chiếc laptop hoặc điện thoại di động có kết nối Internet là đã sử dụng được phần mềm.
Tiết kiệm thời gian, tối ưu chi phí
Đây cũng là một lợi ích thiết thực khi các doanh nghiệp sử dụng phần mềm quản lý. Thay vì tốn nhiều thời gian quản lý bộ máy vận hành như trước đây, chủ doanh nghiệp có thể sử dụng các tính năng của phần mềm để tối ưu hóa mọi hoạt động.
Theo cách truyền thống, doanh nghiệp cần phải thuê nhân viên quản lý cho từng bộ phận. Với sự hỗ trợ của phần mềm hiện đại, bạn không cần tốn quá nhiều nhân lực nhưng vẫn kiểm soát được toàn bộ hệ thống của doanh nghiệp.
Phù hợp bối cảnh
Câu nói “digital or die” (chuyển đổi số hoặc chết) đã trở thành “hồi chuông” cảnh báo đối với các doanh nghiệp 4.0. Trước xu hướng công nghệ số hội nhập cộng đồng, việc sử dụng các phần mềm quản lý chính là bước đầu tiên trong công cuộc chuyển đổi số.
Để tăng khả năng cạnh tranh và thích nghi với thời cuộc, các doanh nghiệp cần thay đổi và hòa theo “dòng chảy” xu thế. Sự hỗ trợ của những phần mềm chính là tiềm năng lực giúp doanh nghiệp đổi mới, tiếp cận gần hơn với khách hàng thời 4.0.
Tăng mức độ chuyên nghiệp
Phần mềm quản lý doanh nghiệp góp phần cải thiện môi trường và văn hóa làm việc. Với các tính năng hiện đại, tự động hóa, các phần mềm giúp doanh nghiệp loại bỏ các quy trình quản lý thủ công rườm rà, kém hiệu quả.
Nhiều phần mềm hiện nay tích hợp các công cụ tính toán và tương tác, thay thế cho Excel và những ứng dụng trò chuyện trực tuyến thiếu bảo mật. Điều này góp phần tạo nên tính thuận tiện và tăng mức độ chuyên nghiệp.
Top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả
#1. FastWork
Giữ vị trí “á quân” trong bảng xếp hạng lần này là FastWork. Tương tự như Bitrix24, FastWork cũng mang đến nhiều tính năng tối ưu giúp quản lý doanh nghiệp hiệu quả. Những công cụ trên FastWork được lập trình sẵn trên máy tính. Nhờ đó, nhà lãnh đạo có thể dễ dàng thiết lập kế hoạch công việc, dự án bằng các thao tác đơn giản.
FastWork được mệnh danh là “vị cứu tinh” cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Khi sử dụng phần mềm, bạn có thể:
- Phân quyền, kiểm soát công việc của các nhân viên.
- Giám sát tình hình công việc.
- Quản lý chi tiết các hoạt động của dự án.
- Quản lý ngân sách thu và chi trong từng dự án.
- Quản lý doanh số, KPI cho từng bộ phận.
- …
Nhìn chung, FastWork chính là “bạn đồng hành” đắc lực giúp quy trình vận hành của doanh nghiệp diễn ra suôn sẻ hơn. FastWork cung cấp nhiều gói dịch vụ với các mức giá khác nhau. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể lựa chọn phiên bản phù hợp.
#2. BRAVO
Đóng vai trò như một phần mềm quản trị tổng thể doanh nghiệp, BRAVO cũng là sự lựa chọn tuyệt với dành cho những doanh nghiệp vừa và nhỏ. Với BRAVO, bài toán quản lý quy trình vận hành của các doanh nghiệp được giải đáp nhanh chóng. So với các phần mềm khác, BRAVO được đánh giá cao về mức độ thân thiện, dễ thao tác và sử dụng.
BRAVO cho phép người dùng lưu trữ toàn bộ dữ liệu một cách an toàn. Bên cạnh đó, phần mềm giúp bạn kiểm soát tốt các chỉ số như: công nợ, hàng hóa tồn kho, tài chính,… Từ những thông tin ấy, doanh nghiệp có thể chủ động hơn trong việc phòng tránh rủi ro, kiểm soát tình hình.
Điểm đặc trưng của BRAVO là hỗ trợ quản lý theo mô hình tổng công ty trên cùng một nền tảng. Nghĩa là bạn có thể theo dõi nhiều chi nhánh khác nhau trên một phần mềm duy nhất. Với khả năng liên kết hiệu quả, xử lý công việc theo luồng, BRAVO giúp doanh nghiệp cải thiện năng suất vận hành, tối ưu hóa chi phí hoạt động.
#3. Microsoft Dynamic 365
Microsoft Dynamic 365 giúp doanh nghiệp quản lý trên nhiều phương diện khác nhau, như: bán hàng, tài chính, dự án, Marketing, bảo trì,… Bên cạnh đó, phần mềm còn có khả năng phân tích và báo cáo tài chính hiệu quả. Thông qua những số liệu cụ thể, chi tiết, doanh nghiệp có thể đưa ra nhiều phương án khác nhau để điều chỉnh hiệu quả hoạt động.
Phần mềm cho phép người dùng quản lý kho hàng hiệu quả, như: kiểm hàng hay thống kê số lượng sản phẩm. Đồng thời, những thông tin chi tiết về mua hàng cũng được cập nhật rõ ràng, cụ thể.
#4. ERP Faceworks
Phần mềm quản lý doanh nghiệp này được thiết kế theo mô hình ERP – giải pháp quản trị doanh nghiệp. Faceworks sở hữu những tính năng cơ bản của một phần mềm quản lý sản xuất. Bên cạnh đó, phần mềm còn hỗ trợ người dùng thu thập dữ liệu của sản phẩm. Doanh nghiệp có thể dựa vào các số liệu thu thập được để xử lý, lập kế hoạch, điều chỉnh thành các mục tiêu chung và gửi đến bộ phận sản xuất.
Phần mềm này cung cấp rất nhiều tính năng, chủ yếu liên quan đến: kế toán – tài chính, quản lý mua hàng, thông tin sản phẩm, thông tin khách hàng và nhà cung cấp, quản lý đơn hàng, tài sản, quản lý nghiệp vụ về nhân sự,…
Nhìn chung, Faceworks là một phần mềm “đa-zi-năng” vì mang lại rất nhiều lợi ích thiết thực. Khi sử dụng phần mềm, mọi hoạt động công việc được đơn giản hóa và lập trình theo một phương thức tự động.
#5. Bitrix24
Đứng đầu trong bảng xếp hạng phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ hiệu quả nhất cũng như được nhiều chủ doanh nghiệp tin dùng chính là Bitrix24. Đây là phần mềm được thiết kế hoàn toàn trên nền tảng công nghệ Nga.
Bitrix24 cung cấp một không gian kết nối tối ưu tương tự như Facebook. Bên cạnh đo, phần mềm còn tích hợp đầy đủ các tính năng của một CRM (Customer Relationship Management – Phần mềm quản lý quan hệ khách hàng).
Với Bitrix24, người dùng có thể: chia sẻ tệp, nhắn tin, theo dõi tác vụ, quản lý dự án,… Để sử dụng phần mềm, bạn chỉ cần đăng ký qua vài bước đơn giản và mời đồng nghiệp tham gia. Bitrix24 tương thích với mọi thiết bị điện tử. Vì vậy, bạn có thể sử dụng phần mềm ở bất kỳ đâu và bất cứ lúc nào.
HIện tại, Bitrix24 có 2 phiên bản chính, bao gồm: tự lưu trữ và lưu trữ đám mây. Tùy theo nhu cầu sử dụng, bạn có thể chọn các gói Bitrix24 miễn phí hoặc tính phí.
Là một doanh nghiệp hiện đại và luôn mong muốn chuyển mình theo xu hướng mới, bạn có thể tận dụng các tính năng của những phần mềm quản lý để tối ưu hóa quy trình vận hành cho doanh nghiệp.
Trên đây là top 5 phần mềm quản lý doanh nghiệp nhỏ được Tino Group tổng hợp và chia sẻ. Qua bài viết, chúng tôi hy vọng bạn sẽ tìm được “trợ thủ” ưng ý để quản lý doanh nghiệp hiệu quả hơn. Chúc bạn thành công!
Những câu hỏi thường gặp
Có nên chọn một phần mềm cung cấp nhiều tính năng không?
Trên thực tế, một phần mềm nhiều tính năng không bằng phần mềm phù hợp với doanh nghiệp bạn. Nếu chỉ là doanh nghiệp nhỏ, bạn không nên chọn phần mềm quá nhiều tính năng, vì điều này sẽ gây lãng phí.
Sử dụng phần mềm quản lý doanh nghiệp bằng điện thoại được không?
Tất nhiên là được! Các phần mềm quản lý doanh nghiệp hiện nay đều được thiết kế tương thích với thiết bị di động.
Làm sao chọn được phần mềm quản lý phù hợp?
Để chọn được phần mềm quản lý doanh nghiệp phù hợp, bạn có thể tham khảo bản demo hoặc bản dùng thử của phần mềm. Các phiên bản này sẽ không tốn phí và thường kéo dài trong một khoảng thời gian cụ thể.
Phần mềm quản lý doanh nghiệp có tính năng tương tác không?
Một số phần mềm quản lý doanh nghiệp hiện nay cho phép tương tác, kết nối theo các nhóm chat tương tự Messenger trên Facebook, điển hình như Bitrix24.