Ở các quốc gia đang phát triển như Việt Nam, các doanh nghiệp vừa và nhỏ (hay còn gọi là SMEs) đang chiếm phần lớn và đóng một vai trò khá quan trọng đối với nền kinh tế của quốc gia. Trong bài viết hôm nay, các bạn hãy cùng Tino Group tìm hiểu cụ thể SMEs là gì và những đặc điểm chính của mô hình doanh nghiệp này.
Định nghĩa SMEs
SMEs là gì?
SMEs hay SME là viết tắt của cụm từ “Small and mid-size enterprises”, tạm dịch: Doanh nghiệp nhỏ và vừa. Đây là những doanh nghiệp duy trì doanh thu, tài sản hoặc số lượng nhân viên dưới một ngưỡng nhất định. Mỗi quốc gia sẽ có định nghĩa riêng về cấu trúc của một doanh nghiệp nhỏ và vừa. Trong đó, một số tiêu chí về quy mô phải được đáp ứng và đôi khi ngành mà doanh nghiệp đang hoạt động cũng được tính đến.
Mô hình doanh nghiệp này có thể giải quyết vấn đề việc làm cho người lao động. Trong những năm gần đây, SMEs có sự phát triển một cách nhanh chóng cả trong nước và thế giới, chiếm tới 95% tổng số các doanh nghiệp toàn cầu và tạo việc làm cho hơn 50% cho người lao động.
Mặt khác, tỷ lệ cạnh tranh giữa các doanh nghiệp này là khá lớn và nguy cơ phá sản cũng không nhỏ. Do đó, các chính phủ thường xuyên đưa ra các biện pháp khuyến khích, bao gồm hỗ trợ về thuế và khả năng tiếp cận các khoản vay tốt hơn để giúp duy trì hoạt động kinh doanh của họ.
Tên gọi của SMEs trên toàn cầu
Mặc dù có quy mô nhỏ nhưng các SMEs vẫn đóng một vai trò quan trọng trong nền kinh tế. Tại Hoa Kỳ, không có cách nào để xác định các doanh nghiệp quy mô vừa và nhỏ. Liên minh Châu Âu (EU) đã đưa ra các định nghĩa rõ ràng hơn, mô tả doanh nghiệp có quy mô nhỏ có ít hơn 50 nhân viên và SMEs là doanh nghiệp có ít hơn 250 nhân viên. Ngoài ra, còn có các công ty siêu nhỏ, sử dụng tới 10 nhân viên.
SMEs thường được EU, Liên hợp quốc (LHQ) và Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO) sử dụng. Trong khi ở Hoa Kỳ, các doanh nghiệp này thường được gọi là các Small-to-mid-size businesses (SMBs). Ở Kenya, họ gọi là MSME, viết tắt của Micro, Small và Medium Enterprise. Hay ở Ấn Độ, các doanh nghiệp này được gọi là là MSMED (Micro, Small và Medium Enterprise). Bất chấp sự khác biệt về tên gọi, các quốc gia đều có điểm chung là phân loại các doanh nghiệp dựa trên quy mô hoặc cơ cấu.
Vai trò của SMEs đối với sự phát triển của nền kinh tế
Các doanh nghiệp vừa và nhỏ thường được xem là “nhịp tim” của cả các nền kinh tế mới nổi và phát triển. Họ đóng vai trò tạo việc làm cho người lao động, giảm tỷ lệ thất nghiệp và nâng cao khả năng phát triển kinh tế xã hội.
Theo Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế (OCED), các doanh nghiệp vừa và nhỏ đóng góp khoảng 50% tổng số việc làm và 40% GDP ở các quốc gia. SMEs cũng đóng vai trò lớn trong việc hình thành và phát triển đội ngũ các nhà kinh doanh năng động, có trình độ cao.
Bên cạnh đó, SMEs còn là nguồn cung chính của thị trường với nhiều loại mặt hàng đa dạng ở tất cả lĩnh vực, đáp ứng nhu cầu của người tiêu dùng trong cuộc sống, đồng thời thúc đẩy sức tiêu thụ của nền kinh tế. Từ đó, họ tạo ra một môi trường cạnh tranh, phát triển bền vững.
Nhờ có bộ máy tổ chức đơn giản, vốn đầu tư nhỏ, các doanh nghiệp SMEs có thể tham gia vào nhiều thị trường khác nhau để khai thác tiềm năng cũng như thế mạnh của từng vùng.
Điển hình như khu vực nông thôn, SMEs giữ vai trò chủ đạo trong công cuộc công nghiệp hóa, hiện đại hóa, thúc đẩy sự phát triển của ngành thương mại dịch vụ ở địa phương. Từ đó thu hẹp khoảng cách phát triển giữa thành thị và nông thôn.
Tiêu chí phân loại SMEs ở Việt Nam
Phân loại SMEs ở Việt Nam
SMEs ở Việt Nam được chia thành 3 dạng: Doanh nghiệp siêu nhỏ, doanh nghiệp nhỏ và doanh nghiệp vừa. Bạn có thể tham khảo qua bảng dưới đây: LĨNH VỰC DOANH NGHIỆP SIÊU NHỎ DOANH NGHIỆP NHỎ DOANH NGHIỆP VỪA Nông lâm nghiệp, thủy sản và công nghiệp, xây dựng – Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm <= 10 người. – Tổng doanh thu của năm <= 3 tỷ VNĐ hoặc tổng nguồn vốn <= 3 tỷ VNĐ. – Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm <= 100 người. – Tổng doanh thu của năm <= 50 tỷ đồng hoặc tổng nguồn vốn <= 20 tỷ VNĐ. – Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. – Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm <= 200 người. – Tổng doanh thu của năm <= 200 tỷ VNĐ hoặc tổng nguồn vốn <= 100 tỷ VNĐ. – Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ Thương mại, dịch vụ – Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm <= 10 người. – Tổng doanh thu của năm <= 10 tỷ VNĐ hoặc tổng nguồn vốn <= 3 tỷ VNĐ. – Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm <=á 50 người. – Tổng doanh thu của năm <= 100 tỷ VNĐ hoặc tổng nguồn vốn <= 50 tỷ VNĐ. – Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ. – Số người lao động tham gia BHXH bình quân/năm <= 100 người. – Tổng doanh thu của năm <= 300 tỷ VNĐ hoặc tổng nguồn vốn <= 100 tỷ VNĐ. – Không phải là doanh nghiệp siêu nhỏ và nhỏ
Phân biệt giữa doanh nghiệp Startup và SMEs
Mục tiêu kinh doanh
Khái niệm Startup thường được dùng để chỉ doanh nghiệp đang trong giai đoạn vừa hình thành. Một Startup hoàn toàn có thể phát triển mạnh mẽ để trở thành doanh nghiệp quy mô lớn nếu triển khai tốt.
Trong khi đó, SMEs thường là loại hình doanh nghiệp dựa trên một mô hình kinh doanh đã được thử nghiệm ở quy mô vừa, nhỏ hoặc siêu nhỏ.
Cạnh tranh
Các doanh nghiệp SMEs thường không chịu ảnh hưởng quá nhiều bởi các yêu cầu về sự độc đáo hay đột phá để cạnh tranh. Ngược lại, Startup phải có sự sáng tạo khác biệt mới có thể đứng vững trên thị trường cũng như thu hút thêm vốn đầu tư.
Chủ sở hữu
Doanh nghiệp SMEs thường được sở hữu bởi một cá nhân cũng như ít huy động vốn từ bên ngoài. Còn với Startup, họ thường chia sẻ cổ phần và kêu gọi vốn đầu tư để đảm bảo khả năng tăng trưởng của mình.
Tốc độ tăng trưởng
SMEs được cho là có lợi thế hơn so với doanh nghiệp Startup về tốc độ tăng trưởng, bởi khả năng thu lợi nhuận của họ có thể bắt đầu từ những ngày đầu tiên. Mặt khác, Startup thường sẽ mất một khoảng thời gian ban đầu để có được số lượng khách hàng cũng như doanh thu nhất định, đôi khi họ còn phải chịu thua lỗ.
Thuận lợi và khó khăn của SMEs
Thuận lợi
- Không gặp khó khăn trong việc tìm kiếm nguồn nhân lực
- Dễ thâm nhập thị trường dựa trên nhu cầu của khách hàng
- Đảm bảo được khả năng cạnh tranh, đồng thời thúc đẩy doanh nghiệp mở rộng thị trường.
- Có khả năng vận hành linh hoạt trước những thay đổi của nền kinh tế và dễ dàng điều hướng khi thị trường biến động.
Khó khăn
- Khó tiếp cận nguồn vốn, khả năng vay ngân hàng hoặc các tổ chức tín dụng thấp. Điều này ảnh hưởng đến khả năng vận hành và duy trì hoạt động của doanh nghiệp.
- Những hạn chế trong công nghệ sản xuất khiến SMEs gặp khó khăn khi tham gia chuỗi cung ứng toàn cầu.
- Các doanh nghiệp SMEs chưa chú trọng đầu tư kinh phí cho hoạt động Marketing khiến việc cải thiện doanh số chưa thực sự hiệu quả.
- Nhiều lãnh đạo SMEs chưa có năng lực phù hợp cũng như không định hướng rõ ràng tầm nhìn của doanh nghiệp nên việc điều hành không thực sự hiệu quả.
- Với những doanh nghiệp siêu nhỏ, chế độ phúc lợi, lương thưởng thường bị hạn chế nên khó tìm kiếm và giữ chân được nguồn nhân lực chất lượng.
- SMEs thường bị đánh giá thấp hơn doanh nghiệp lớn, doanh nghiệp có sẵn tên thương hiệu, uy tín và các công ty đa quốc gia.
Việc các SMEs xuất hiện ngày càng nhiều đã và đang tạo ra tầm ảnh hưởng lớn đến nền kinh tế của Việt Nam. Bài viết trên đã cung cấp cho bạn những thông tin cần thiết xung quanh mô hình doanh nghiệp SMEs. Hy vọng đây sẽ là một nguồn kiến thức bổ ích cho bạn.
FAQs về doanh nghiệp SMEs
Chính phủ hỗ trợ như thế nào cho SMEs?
Chính phủ của các quốc gia cũng nhận thức được tầm quan trọng của SMEs trong nền kinh tế nên thường xuyên đưa ra các biện pháp khuyến khích liên quan đến thuế và khả năng tiếp cận các khoản vay tốt hơn nhằm giúp duy trì hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp này.
Bên cạnh đó, chính phủ cũng cung cấp các chương trình giáo dục, huấn luyện các chủ doanh nghiệp SMEs về cách làm cho doanh nghiệp của họ phát triển và tồn tại. Hơn nữa, các chương trình kiểm toán đặc biệt của chính phủ sẽ nhắm mục tiêu vào các khu vực có rủi ro cao và tăng cường tuân thủ thuế.
Tại sao các SMEs thất bại?
- Không cân bằng được ngân sách
- Không có kinh nghiệm trong việc quản lý, nhân sự và hoạt động tiếp thị
- Không biết lập kế hoạch
Làm sao để bắt đầu một SMEs?
Để bắt đầu một SMEs, bạn cần ưu tiên thực hiện các bước cơ bản sau:
- Xác định sản phẩm bạn muốn cung cấp
- Nghiên cứu thị trường, đối thủ cạnh tranh
- Xây dựng một kế hoạch kinh doanh, tiếp thị cụ thể
- Có sự chuẩn bị về mặt pháp lý
- Tìm kiếm khách hàng tiềm năng
Đâu là yếu tố quyết định đến sự thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ hiện nay?
Chuyển đổi số chính là yếu tố rất quan trọng đối với sự thành công của doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Chuyển đổi số (Digital Transformation) trong tổ chức, doanh nghiệp là quá trình chuyển đổi từ mô hình truyền thống sang doanh nghiệp số bằng cách áp dụng công nghệ hiện đại như Big Data, Internet of Thing (IoT), Điện toán đám mây (Cloud),..Những công nghệ này sẽ giúp thay đổi phương thức điều hành, lãnh đạo và quy trình làm việc, văn hóa công ty.
Bạn có thể tìm hiểu thêm về khái niệm này tại bài viết: Chuyển đổi số là gì?