Nếu thường xuyên theo dõi thị trường tiền mã hóa, chắc hẳn bạn đã từng nghe qua thuật ngữ Segwit2x. Tương tự với Fork, Segwit2x cũng rất phổ biến trong lĩnh vực crypto. Thuật ngữ này được cộng đồng tiền mã hóa đặc biệt chú ý từ đợt hard fork của Bitcoin vào năm 2017. Vậy chính xác Segwit2x là gì? Segwit2x có ý nghĩa như thế nào trong quá trình phát triển của Bitcoin?
Giới thiệu tổng quan về Segwit2x
Segwit2x là gì?
Segwit2x là viết tắt của cụm từ Segregated Witness 2x (tạm dịch: những cá thể bị phân tách). Thuật ngữ này dùng để chỉ một phiên bản nâng cấp phần mềm được thiết kế để nâng cấp Block size và cải thiện quá trình xử lý giao dịch tổng thể của Bitcoin.
Nhiều người cho rằng, Segwit2x là một hard fork của Bitcoin. Tuy nhiên, trên thực tế không phải vậy. Segwit2x được đề xuất thực hiện bởi đội ngũ phát triển Bitcoin Core. Giải pháp này có khả năng xác định những vấn đề còn tồn đọng ở mạng lưới Bitcoin.
Trước khi Segwit2x được thực thi, Bitcoin đã đề xuất và áp dụng Segregated Witness (Segwit). Nếu Segwit là một giải pháp soft fork thì Segwit2x là một đề xuất hard fork.
Segwit so với Segwit2x
Như đã đề cập, Segwit được xem là “thế hệ tiền nhiệm” của Segwit2x. Trước khi Segwit2x ra đời, Segwit đã giúp Bitcoin giải quyết các vấn đề về khả năng mở rộng. Segwit chính thức được đề xuất vào cuối năm 2015 bởi nhà phát triển giàu kinh nghiệm – Pieter Wuille.
Cơ chế Segwit được vận hành dựa trên việc phân tách signature data ra khỏi những phần dữ liệu giao dịch khác nhau. Kết quả là dữ liệu sẽ được lưu trữ một cách khu biệt giữa các Block. Nhiệm vụ của Segwit là làm tăng khả năng giao dịch thông qua cơ chế soft fork.
Trong thời gian Segwit được thực thi, mạng Bitcoin đã xuất hiện nhiều đợt fork khác. Điển hình như đợt hard fork diễn ra vào tháng 8/2017 đã thôi thúc việc tạo ra Bitcoin cash. Sau đợt hard fork này, Block size đã tăng lên 8 lần mà không cần sử dụng Segwit protocol.
Trong giai đoạn 2, Segwit2x được đề xuất. Mục tiêu của giải pháp này là tăng Block size từ 1 megabyte lên 2 megabyte. Bên cạnh đó, các nhà phát triển Bitcoin cũng hy vọng Segwit2x sẽ hạn chế việc tăng phí giao dịch cho người dùng. Mặt khác, việc tăng block size sẽ trở thành “gánh nặng” cho miners – những người cần phải lưu trữ dữ liệu nhiều hơn.
Tương tự như những đợt fork trước đây, Segwit2x là một software protocol. Giao thức này có khả năng phát sinh một đợt hard fork và giúp tăng block size. Tuy nhiên, điểm khác biệt giữa Segwit2x với những đợt fork trước là giữ toàn bộ người dùng Bitcoin trên một Blockchain duy nhất.
Vai trò của Segwit
Segwit có vai trò quan trọng trong việc điều chỉnh những thông tin thường xuyên lưu trữ trong từng Block của mạng Bitcoin. Quy trình này được thực thi dựa trên những lần cập nhật soft fork. Theo các chuyên gia, đây được xem là quá trình đổi mới Bitcoin protocol.
Trong thời gian này, những Block giao dịch mới sẽ được các node cũ chấp thuận. Bên cạnh đó, phiên bản cũ và mới vẫn hoạt động song song với nhau. Đặc biệt, khi các miners Bitcoin đồng ý quá trình nâng cấp, soft fork sẽ chính thức được triển khai. Hơn hết, với Segwit, các blockchain của Bitcoin không bị phân tách như hard fork.
Dù vậy, để giải quyết triệt để các vấn đề về khả năng mở rộng của Bitcoin, Segwit không phải là phương án hoàn hảo. Do Segwit không làm tăng Block size nên lượng thông tin lưu trữ cũng chỉ “dậm chân tại chỗ”.
Với Segwit, tình trạng tắc nghẽn mạng chỉ được khắc phục một cách tạm thời. Nhưng nhìn chung, Segwit cũng đã đáp ứng rất tốt nhu cầu cải thiện về tốc độ khi thực hiện giao dịch của người dùng.
Tìm hiểu về Fork
Fork là gì?
Để hiểu rõ hơn về Segwit2x, bạn phải nắm được thuật ngữ fork. Theo các chuyên gia Bitcoin, fork là thuật ngữ dùng để mô tả giải pháp lập trình ứng dụng trong những dự án open source. Hiểu đơn giản, fork cho phép lập trình viên chỉnh sửa, cập nhật hoặc nâng cấp phần mềm.
Ví dụ, khi bạn cập nhật một ứng dụng trên smartphone, nghĩa là bạn đã nhận được một bản fork từ phiên bản trước đó. Trong “thế giới” Bitcoin, fork cũng được diễn giải theo cách tương tự. Tuy nhiên, khi nhắc đến fork trong Bitcoin, người ta sẽ chia thành 2 dạng, bao gồm: hard fork và soft fork.
Phân biệt hard fork và soft fork
Hard fork đề cập đến quá trình “trùng tu” các quy tắc điều chỉnh Blockchain. Đây được xem là sự thay đổi lớn trong việc thiết kế. Vì vậy, những block mới thường không được network software cũ chấp thuận. Sau đợt hard fork, Blockchain sẽ bị phân tách thành hai vĩnh viễn. Thậm chí, hard fork còn có khả năng chia đôi mạng lưới nếu chúng không được chấp nhận.
Ngược lại, soft fork không mang tính chất bắt buộc và “xung khắc” với các phiên bản trước. Giải pháp này cho phép mạng lưới cập nhật thêm nhiều tính năng mới mà không bị phân tách.
Trên thực tế, những phần mềm mà chúng ta sử dụng được điều phối bởi một thực thể. Vì vậy, để cập nhật từng chương trình gốc, chúng sẽ được cập nhật theo giải pháp soft fork.
Thách thức của Bitcoin
Tính đến thời điểm hiện tại, Bitcoin đã chính thức hoạt động trên thị trường 13 năm. Có thể nói, đây được xem là mốc thời gian cực kỳ ấn tượng đối với những mạng lưới Blockchain về tiền mã hóa. Bitcoin không chỉ lớn mạnh mà còn mở ra thời kỳ hoàng kim của ngành công nghiệp tiền mã hóa với giá trị hàng tỷ USD.
Tuy nhiên, bên cạnh những thế mạnh, mạng Bitcoin vẫn tồn đọng nhiều hạn chế nhất định. Nếu các nhà phát triển không giải quyết triệt để những vấn đề này, mạng lưới Bitcoin có nguy cơ bị “chia 5 xẻ 7”.
Một trong những thách thức lớn nhất mà Bitcoin gặp phải là khả năng mở rộng Block size. Sự giới hạn này khiến cho mạng lưới không thể đáp ứng số lượng giao dịch khổng lồ của người dùng. Tình trạng này là nguyên nhân khiến thời gian giao dịch bị kéo dài, mạng lưới tắc nghẽn, chi phí giao dịch tăng đột biến.
Về cơ bản, mỗi Blockchain được cấu thành từ nhiều block dữ liệu và liên kết với nhau thành từng chuỗi. Hiểu cách khác, Blockchain chính là “cuốn sổ cái” có nhiệm vụ lưu trữ mọi dữ liệu giao dịch tiền mã hóa.
Vấn đề của Bitcoin là Block size bị giới hạn ở 1 Megabyte. Trên thực tế, kích thước này quá nhỏ so với số lượng giao dịch ngày càng tăng như hiện nay. Điều này dẫn đến tình trạng mạng lưới bị tắc nghẽn, không được lưu thông, thậm chí kéo dài đến vài ngày cho mỗi giao dịch. Theo đó, nếu muốn giao dịch được thực hiện nhanh chóng, người dùng buộc phải trả một khoản phí nhất định.
Năm 2017, vấn đề của Bitcoin đã được giải quyết sau một đợt hard fork lớn. Sau đợt hard fork, cộng đồng Bitcoin đã trải qua cuộc “chia rẽ” lớn nhất lịch sử. Họ đứng trước hai sự lựa chọn: ở lại mạng Blockchain cũ hoặc đi theo mạng Blockchain mới phân tách.
Qua bài viết trên, Tino Group hy vọng bạn đã hiểu hơn về Segwit2x và các vấn đề xoay quanh thuật ngữ này. Chúc bạn thành công với những dự án đầu tư tiền mã hóa sắp tới!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp về Segwit2x
Vấn đề lớn nhất của Bitcoin là gì?
Dù là mạng lưới Blockchain tiền mã hóa lớn và lâu đời nhất, Bitcoin vẫn đối mặt với nhiều hạn chế. Một trong những vấn đề lớn nhất của Bitcoin là khả năng mở rộng Block size.
Điểm khác nhau giữa Segwit và Segwit2x là gì?
Segwit là một đề xuất soft fork còn Segwit2x là đề xuất hard fork.
Segwit2x có ý nghĩa gì đối với mạng lưới Bitcoin?
Sự tham gia của Segwit2x giúp mạng lưới Bitcoin mở rộng Block size từ 1MB lên 2MB.
Khi nào fork được thực hiện?
Để thực hiện các đợt fork, mạng lưới cần sự đồng thuận của các miners trong cộng đồng.