Bạn có biết đằng sau sự ra đời của một dự án tiền mã hóa đôi khi là cả một sự đấu tranh, chẳng hạn như Bitcoin SV? Vậy câu chuyện đằng sau Bitcoin SV (BSV) là gì? Hãy cùng Tino Group tìm hiểu nhé!
Giới thiệu về Bitcoin SV
Bitcoin SV (BSV) là gì?
Bitcoin SV (hay còn gọi là Bitcoin Satoshi Vision) được biết đến là đồng tiền mã hóa ngang hàng (peer to peer) có khả năng cho phép người dùng gửi trực tiếp từ bên này sang bên kia mà không cần thông qua bất kỳ một tổ chức tài chính trung gian nào.
Khái niệm này có giống với định nghĩa của Bitcoin (BTC). Theo thông tin từ trang chủ của Bitcoin SV, họ tự nhận Bitcoin SV mới chính là đồng coin có khả năng giữ nguyên giá trị gốc của Bitcoin chứ không phải Bitcoin Cash (BCH) hay Bitcoin (BTC).
Lý do Bitcoin SV ra đời
Hãy cùng quay về thời điểm một năm sau khi Bitcoin Cash được giới thiệu để có thể thấu hiểu rõ hơn về nguồn gốc ra đời của Bitcoin SV là gì. Đó là những ngày đầu của tháng 08 năm 2018. Khi ấy, Bitcoin Cash (BCH) đã đưa ra đề xuất của họ về việc tiến hành ra mắt phiên bản nâng cấp giao thức trên chuỗi khối như sau.
Công nghệ Canonical Transaction Ordering (CTOR)
Trong bản cập nhật lần này, Bitcoin Cash sẽ sử dụng công nghệ Canonical Transaction Ordering (CTOR) thay vì Topological Transaction Ordering (TTOR) như trước để có thể sắp xếp thứ tự giao dịch trong một khối hiệu quả hơn.
Trước đó, Bitcoin Cash sử dụng công nghệ TTOR. Đây là một kiểu sắp xếp thứ tự giao dịch mà đầu ra của giao dịch thứ 1 (Tx1) lại là đầu vào của giao dịch thứ 2 (Tx2). Điều này dễ dẫn đến một số lỗi hệ thống thông thường.
Với việc thay đổi cơ chế để áp dụng công nghệ CTOR, lệnh thực hiện giao dịch trong mạng lưới Bitcoin Cash sẽ được xử lý theo số thứ tự ID. Như vậy, Bitcoin SV đã có thể cải thiện đáng kể được tốc độ giao dịch.
Trong bản đề xuất, Bitcoin Cash cũng đã đề nghị kích hoạt một mã opcode mới mang tên OP_CHECKDATASIG – một loại mã hoạt động có thể giao tiếp với cả thông tin bên ngoài blockchain. Như vậy, với việc kích hoạt OP_CHECKDATSIG, Bitcoin Cash đã mở rộng thêm khả năng Oracle vào mạng lưới hoạt động của mình.
Mọi chuyện đáng lẽ đã diễn ra êm đẹp cho đến khi một nhóm thợ mỏ trong cộng đồng Bitcoin Cash xuất hiện do Craig Wright và Calvin Ayre đứng đầu. Họ đã kịch liệt phản đối bản cập nhật này.
Craig Wright đưa ra lập luận của mình rằng đợt cập nhật lần này của Bitcoin Cash sẽ phá huỷ tính chất ban đầu của Bitcoin và Bitcoin Cash. Vì thế, ông đề nghị quay lại phiên bản 0.1.0 của Bitcoin và đồng thời tăng kích thước khối lên đến 128MB.
Chuyện gì đến cũng sẽ đến. Khi hai bên bất đồng, không tìm được tiếng nói chung, hardfork là hệ quả không thể tránh khỏi.
Điểm đáng nói là Bitcoin Cash cũng tự nhận bản thân mình mới là chuỗi khối gốc của Bitcoin. Thế nhưng, sự thật đã khẳng định rằng cả Bitcoin SV lẫn Bitcoin Cash đều không phải là chuỗi khối gốc của Bitcoin.
Khởi đầu của Bitcoin SV
Như đã giới thiệu ở trên, xuất phát từ việc không cùng tiếng nói chung trong quyết định nâng cấp mạng của Bitcoin Cash. Vào ngày 15 tháng 11 năm 2018, Bitcoin SV ra đời sau khi tiến hành hardfork thành công tại khối 556 và 759 từ chuỗi khối của Bitcoin Cash.
Chủ sở hữu Bitcoin Cash (BCH) tại hai khối này sẽ nhận được lượng BSV tương ứng tỷ lệ 1:1 với Bitcoin Cash. Vào thời điểm đó, ước tính đã có khoảng hơn 16,8 triệu BCH đang lưu hành trên thị trường. Điều này đồng nghĩa với việc sẽ có khoảng 16,8 triệu BSV tương ứng được lưu thông sau khi tiến trình hard fork thành công.
Cuộc chiến hashrate khốc liệt
Mọi việc vẫn chưa dừng lại ở đó. Cứ tưởng rằng, hai bên sẽ bình yên sau khi chia tách thành công. Thế nhưng, Craig Wright cùng Calvin Ayre đã châm ngòi cho cuộc chiến nổ ra với tham vọng triệt tiêu chuỗi khối của Bitcoin Cash bằng việc tấn công 51%.
Và dĩ nhiên, Roger Ver và Jihan Wu cũng đã không chịu khoanh tay đứng nhìn nhìn chuỗi khối Bitcoin Cash của mình bị người khác tấn công.
Sau khi Craig Wright tuyên bố châm ngòi cho cuộc chiến hashrate, Jihan Wu đã lập tức điều hướng hơn 90,000 máy đào S9s từ hệ sinh thái Bitcoin về đào Bitcoin Cash nhằm cải thiện khả năng bảo vệ của mạng lưới.
Theo BitMEX Research, ước tính chỉ trong vòng một tuần diễn ra cuộc chiến, tổng thiệt hại của cả hai bên đã lên đến con số 5,94 triệu đô la Mỹ. Trong đó, Bitcoin Cash chịu thiệt hại nặng nề hơn với 3,45 triệu đô, trong khi Bitcoin SV chỉ tổn thất khoảng chừng 2,49 triệu đô.
Cuối cùng, sau 10 ngày tham chiến khóc liệt, Bitcoin SV đã đưa ra quyết định kết thúc trận đấu đầy tốn kém này.
Giới thiệu về BSV token
Thông tin chi tiết về Bitcoin SV (BSV)
- Token name: Bitcoin SV
- Ticker: BSV
- Blockchain: nền tảng Bitcoin Satoshi Vision
- Type token: Coin, Mineable
- Consensus: Proof of Work (PoW)
- Algorithm: SHA-256
- Block time: 10 phút
- Transaction Time: 225 TPS
- Block reward: 12.5 BSV per block
- Total supply: tổng cung 21,000,000 BSV
- Circulating supply: đang cập nhật
Điểm nổi bật của Bitcoin SV so với Bitcoin Cash
Điểm khác nhau dễ thấy nhất khi so sánh của hai coin này là kích thước khối của Bitcoin SV lớn hơn rất nhiều so với Bitcoin Cash.
Chính vì kích thước khối lớn, Bitcoin SV có khả năng chứa dữ liệu trong 1 block nhiều hơn. Điều này giúp cải thiện không gian để xử lý giao dịch, hỗ trợ việc nâng cao tốc độ giao dịch của Bitcoin SV. Sau cùng, chi phí giao dịch của Bitcoin SV sẽ từ đó mà rất rẻ đi đáng kể.
Mục đích sử dụng của Bitcoin SV
Dưới đây là một số mục đích sử dụng của BSV trong mạng lưới và hệ sinh thái của Bitcoin SV.
Fees
BSV hiện đang được dùng để thanh toán phí các giao dịch trong mạng lưới của Bitcoin SV. Mức phí này ở thời điểm hiện tại cũng khá rẻ chỉ khoảng 0,0007 đô.
Rewards
BSV được dùng làm phần thưởng khối cho các thợ mỏ khi họ khai thác thành công được một block mới trong mạng lưới của Bitcoin SV.
Hiện tại, phần thưởng khối này đang ở con số 12.5 BSV cho mỗi block và đã giảm xuống một nửa sau khi Bitcoin SV quyết định tiến hành halving vào năm 2020.
Payments
BSV còn được sử dụng như một loại phương tiện thanh toán tại các cửa hàng, đối tác chấp nhận sử dụng đồng BSV như một loại tiền tệ.
Hiện tại, con số cửa hàng chấp nhận dùng BSV token để thanh toán vẫn chưa được thống kê một cách chính xác.
Mua bán BSV ở đâu?
Hiện tại, token BSV được giao dịch ở một số sàn như:
Trên đây là các chia sẻ về dự án Bitcoin SV (BSV) cũng như các khía cạnh liên quan bài viết tổng hợp được. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết hữu ích. Nếu yêu thích, hãy ủng hộ cho Tino Group bằng cách nhấn like và đánh giá năm sao ở cuối bài. Điều này sẽ là món quà tinh thần vô cùng quý giá giúp đội ngũ nhân viên sẽ không ngừng nâng cao chất lượng bài viết cũng như chia sẻ những kiến thức hữu ích đến quý bạn đọc. Chúc bạn thành công!
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Có các cặp token trao đổi nào với BSV token?
Hiện tại, trên thị trường có một số cặp trao đổi token phổ biến như BSV/ ETH, BSV/ BTC, BSV/ USDT, BSV/ USDC,..
Có thể lưu trữ BSV tại đâu?
Bạn có thể sử dụng một trong các ví sau để lưu trữ:
- Ví lạnh bao gồm MyEtherWallet, Ledger Nano S hoặc trong ví blockchain.
- Ví Bitcoin SV tại một số nền tảng như: Coinomi, Atomic Wallet, Bitpie,…
- Ví sàn giao dịch đã niêm yết BSV.
Có thể tìm hiểu thông tin của dự án ở đâu?
Bạn có thể theo dõi những kênh sau để cập nhật tình hình của BSV:
- Website: https://bitcoinsv.com/en
- Reddit: https://www.reddit.com/r/bitcoinsv/
- Gihub: https://github.com/bitcoin-sv
BSV ra đời vào thời gian nào?
BSV ra đời vào thời ngày 15 tháng 11 năm 2018.