Không chỉ đơn thuần là việc trình bày một ý tưởng hay sản phẩm, Pitching còn là nghệ thuật thuyết phục, nơi mà người trình bày phải khéo léo kết hợp giữa thông tin và cảm xúc để tạo ấn tượng mạnh mẽ với nhà đầu tư, khách hàng hoặc đối tác. Vậy cụ thể Pitching là gì? Cùng TinoHost tìm hiểu qua bài viết dưới đây nhé!
Tổng quan về khái niệm Pitching
Pitching là gì?
Pitching là một thuật ngữ dùng để chỉ một buổi trao đổi, nói chuyện nhằm thuyết phục các nhà đầu tư/ khách hàng rót vốn vào dự án startup hoặc thuyết phục ban giám khảo trong một cuộc thi khởi nghiệp; và cũng có thể là một buổi thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của một agency.
Pitching trong Startup
Trong giới Startup, Pitching là một buổi trình bày ý tưởng kinh doanh hoặc một dự án đang cần vốn với các nhà đầu tư thiên thần (Angel investor), các quỹ đầu tư mạo hiểm lẫn những quỹ đầu tư khổng lồ để thuyết phục họ đầu tư vào dự án của mình.
Trong buổi báo cáo dự án trong trường học, bạn làm sao cũng được, miễn sao các thầy cô hiểu nội dung bạn nói trong bài là được. Tuy nhiên, Pitching phức tạp hơn và đòi hỏi những kỹ năng thực sự cao cấp và sự chuẩn bị kỹ càng của bạn. Từ kỹ năng làm slide thuyết trình, cử chỉ tay của bạn, cách bạn giao tiếp mắt với người nghe, điệu bộ và mức độ truyền cảm của giọng nói,… nhằm thuyết phục được những nhà đầu tư.
Nhưng quan trọng nhất, dự án của bạn sẽ phải thực sự khả thi trong thực tế hoặc bạn là một bậc thầy trong việc thuyết phục người khác.
Trong những cuộc thi khởi nghiệp, mức độ yêu cầu cũng sẽ tương tự một buổi Pitching gọi vốn thực sự. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong các cuộc thi khởi nghiệp, ban giám khảo sẽ đánh mạnh các câu hỏi vào kế hoạch kinh doanh, điểm đặc biệt của sản phẩm dịch vụ và khả năng thực hiện ý tưởng của nhân sự nhóm dự án.
Pitching trong agency
Pitching trong agency thường sẽ là một buổi trình bày ý tưởng hoặc ý tưởng triển khai dự án ra sao dự theo brief( bản tóm tắt yêu cầu của khách hàng). Người thực hiện Pitching thường sẽ là một Account hoặc giám đốc của công ty. Đôi khi, agency cũng có một người có khả năng nói chuyện với mức độ thuyết phục cao để Pitching cho các khách hàng này.
Các dạng Pitching phổ biến
Elevator Pitch
- Đặc điểm: Ngắn gọn, súc tích, thường từ 30 giây đến 2 phút.
- Mục tiêu: Gây ấn tượng ban đầu nhanh chóng.
- Ứng dụng: Dùng trong tình huống gặp gỡ bất ngờ (ví dụ: trong thang máy, hội thảo).
- Nội dung: Nêu vấn đề, giải pháp, và giá trị cốt lõi của sản phẩm/dịch vụ.
Pitch Deck
- Đặc điểm: Trình bày qua slide (thường từ 10-15 trang).
- Mục tiêu: Trình bày rõ ràng về doanh nghiệp để thuyết phục nhà đầu tư.
- Nội dung chính:
- Tầm nhìn và sứ mệnh
- Vấn đề và giải pháp
- Quy mô thị trường
- Mô hình kinh doanh
- Kế hoạch tài chính và gọi vốn
One-on-One Pitch
- Đặc điểm: Trình bày trực tiếp với một nhà đầu tư hoặc đối tác tiềm năng.
- Mục tiêu: Xây dựng mối quan hệ cá nhân và thuyết phục đối tác đầu tư hoặc hợp tác.
- Ưu điểm: Tương tác trực tiếp, dễ trả lời câu hỏi và giải thích chi tiết.
Competition Pitch (Pitching cuộc thi)
- Đặc điểm: Trình bày trong một cuộc thi khởi nghiệp trước ban giám khảo.
- Mục tiêu: Nhận giải thưởng, tài trợ hoặc thu hút nhà đầu tư.
- Thời gian: Giới hạn từ 3-5 phút, yêu cầu ngắn gọn và trực tiếp.
Investor Pitch (Pitch nhà đầu tư)
- Đặc điểm: Tập trung vào khả năng sinh lời và tiềm năng phát triển của dự án.
- Mục tiêu: Thuyết phục nhà đầu tư cung cấp vốn cho doanh nghiệp.
- Nội dung: Chi tiết về mô hình kinh doanh, dòng tiền, và các rủi ro tiềm ẩn.
Sales Pitch
- Đặc điểm: Nhắm đến khách hàng tiềm năng để chào bán sản phẩm hoặc dịch vụ.
- Mục tiêu: Tạo niềm tin cho khách hàng và khuyến khích họ mua hàng.
- Cách tiếp cận: Nhấn mạnh vào lợi ích sản phẩm mang lại cho khách hàng.
Demo Day Pitch
- Đặc điểm: Trình bày trong các sự kiện như demo day sau chương trình tăng tốc (accelerator).
- Mục tiêu: Thu hút sự chú ý của nhiều nhà đầu tư hoặc đối tác cùng lúc.
- Phong cách: Thường kèm theo phần trình diễn trực tiếp sản phẩm hoặc mô hình thử nghiệm.
Team Pitch
- Đặc điểm: Một nhóm cùng phối hợp trình bày ý tưởng.
- Mục tiêu: Thể hiện sự đồng bộ và năng lực của đội ngũ.
- Ưu điểm: Mỗi thành viên có thể đảm nhiệm một phần chuyên sâu, tạo ấn tượng về sự chuyên nghiệp.
Cách để Pitching hiệu quả
9 yếu tố cần thiết để Pitching hiệu quả
Để Pitching hiệu quả, bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng, nội dung và cả sự thực hành liên tục để tránh việc bị “lắp bắp” trong khi thuyết trình.
Sau đây là 9 yếu tố cần thiết để Pitching hiệu quả:
- Tiêu đề và giới thiệu: Hãy giữ cho chúng ngắn gọn nhưng thể hiện được ý chính của dự án (rất khó)
- Nỗi đau/ vấn đề khách hàng đang gặp phải: Nỗi đau càng nhiều người gặp phải và bạn giải quyết triệt để giúp họ bạn sẽ càng có nhiều tiền.
- Cách bạn giải quyết vấn đề: Giải thích bạn làm thế nào để giúp họ giải quyết vấn đề
- Điểm đặc biệt của bạn – Unique Value proposition: đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để thu hút được người nghe: bạn khác biệt như thế nào so với đối thủ?
- Tương lai và kế hoạch: Bạn sẽ cần cho người nghe thấy được bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình ra sao
- Đội ngũ thực hiện dự án: Nói về những người sẽ hợp tác tạo nên thành công. Đừng tự hào nói rằng “một mình tôi làm tất cả” – đây là một điểm “chết chắc” và bị lược khỏi danh sách đầu tư nếu bạn kiên quyết thực hiện dự án 1 mình.
- Các chỉ số và dữ liệu: đây là một yếu tố rất quan trọng để thuyết phục người nghe, nhà đầu tư/ ban giám khảo.
- Hãy kể một câu chuyện: Trừ những chuyên gia, hiếm ai muốn nghe báo cáo nghiên cứu khoa học lắm. Bạn liên kết 7 yếu tố trên và kể một câu chuyện, điều này sẽ làm người nghe ghi nhớ bạn nhiều hơn.
- Thực hiện, thực hành và thực hành! Đừng giữ ý tưởng trong đầu bạn. Ý tưởng của bạn không có giá trị khi không thực hiện hoá ý tưởng đó. Bạn sẽ cần phải thực hiện, làm slide và thực hành nhiều lần việc thuyết trình trước khi thuyết trình thật.
Quy tắc 10, 20, 30
Nếu bạn tham gia khởi nghiệp và đã từng Pitching, bạn sẽ nghe qua “Quy tắc 10, 20, 30” ít nhất 1 lần. Hoặc ít nhất, trong một số cuộc thi sẽ yêu cầu bạn chỉ được làm tối đa 10 slide.
Bên dưới là nội dung quy tắc do Guy Kawasaki đề xuất.
10 slide
10 slide là số lượng tối ưu cho một bài trình bày vì một người bình thường không thể tiếp thu hơn 10 slide trong 1 buổi Pitching. Điều này rất quan trọng. Bản thân người viết bài từng đi Pitching. Khi đến phần trả lời câu hỏi, ban giám khảo hỏi chính xác những gì tôi đã thuyết trình trong slide (trước đây tôi từng làm 30 40 slide và hiện tại chỉ còn khoảng 15 slide).
20 phút
20 phút là thời lượng tối ưu nhất để bạn thuyết trình 10 slide của mình. Thay vì sử dụng 1 tiếng đồng hồ để thuyết trình, bạn nên sử dụng 20 phút để thuyết trình và 40 phút còn lại để hỏi đáp/ thảo luận.
Thông thường, bạn thuyết trình càng dài, người khác càng không muốn nghe và họ sẽ bỏ về sớm.
Trong các cuộc thi khởi nghiệp, bạn chỉ có 5 phút để trình bày và 5 – 20 phút để hỏi đáp. Những cuộc thi đặc biệt như Startup Wheel, bạn chỉ có 2 phút để trình bày!
Font chữ 30
Đừng đem cả bản Word của mình vào slide thuyết trình. Bạn nên sử dụng font chữ từ 30 trở lên để dễ nhìn hơn.
Người nghe sẽ đọc nhanh hơn bạn trình bày. Vì thế, bạn hãy giữ nội dung trên slide ngắn gọn để người nghe đọc xong slide sẽ tập trung nghe bạn nói thay vì đọc chữ trên slide bạn nhé!
Việc kết nối với khán giả/người nghe sẽ tốt hơn việc để học tập trung vào slide đầy màu sắc và toàn chữ với chữ.
Sẵn sàng cho phần Hỏi & Đáp
Phần Q&A (Hỏi & Đáp) là cơ hội để làm rõ những điểm còn chưa thuyết phục hoặc chưa được giải thích kỹ.
- Lắng nghe câu hỏi kỹ lưỡng: Không nên ngắt lời hoặc trả lời vội vàng.
- Trả lời ngắn gọn, đúng trọng tâm: Nếu không biết câu trả lời, hãy thẳng thắn và hứa sẽ phản hồi sau.
- Không né tránh câu hỏi khó: Tận dụng cơ hội này để chứng tỏ sự chuyên nghiệp và minh bạch.
=> Mẹo: Chuẩn bị trước những câu hỏi khó có thể gặp phải.
Xử lý tình huống bất ngờ
- Sự cố kỹ thuật: Chuẩn bị sẵn bản sao tài liệu và có kế hoạch dự phòng.
- Không nhận được phản hồi tích cực: Giữ thái độ bình tĩnh và tiếp tục trao đổi để tìm hiểu thêm.
- Người nghe ngắt lời hoặc không tập trung: Khéo léo đưa câu chuyện trở lại nội dung chính mà không làm mất không khí tích cực.
=> Mẹo: Sự linh hoạt và bình tĩnh trong các tình huống bất ngờ sẽ giúp bạn ghi điểm cao hơn.
Kết luận
Cuối cùng, bạn nên tham khảo thêm rất nhiều video Pitching, nghe những chuyên gia Pitching chia sẻ về Pitching và đừng quên hãy thực hiện, thực hành Pitching liên tục! Đừng nghĩ rằng “ôi, tôi nhớ hết mà, dễ mà”, bạn sẽ chết đứng vì quên nội dung slide đấy!
TinoHost chúc bạn sẽ có những buổi Pitching thật tốt nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Nên chọn màu sắc thế nào cho nền slide?
Màu tối. Bạn nên chọn màu tối cho nền và chữ màu trắng. Hãy để mắt của người xem thư giãn với nền đen thay vì cả màn hình slide toàn màu trắng.
Làm sao để Pitching không bị run?
Những cách như: uống nước trước khi thuyết trình, tập trung trước khi bước lên thuyết trình, hiểu rõ về dự án của bạn sẽ là những cách rất tốt để khiến bạn tự tin hơn. Nhưng thực hành Pitching trước khi Pitching trước các nhà đầu tư/ ban giám khảo sẽ khiến bạn trở nên thực sự tự tin hơn rất nhiều đấy! Steve Job và Tim Cook đều đều thực hiện Pitching rất nhiều lần trước mỗi sự kiện, hãy học hỏi theo họ bạn nhé!
Những trang nào cung cấp slide Pitching đẹp?
Nếu bạn thích PowerPoint, trang Slide Go sẽ cung cấp cho bạn những slide Pitching rất chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Canva để thực hiện các slide thuyết trình của mình.
Nếu làm nhiều hơn 10 slide có ổn hay không?
Có, quan trọng vẫn là cách bạn truyền tải nội dung đến người nghe như thế nào. Phần lớn các cuộc thi, các buổi Pitching thường không giới hạn số lượng slide. Nhưng đừng vì thế và bạn đem cả file Word lên slide để thuyết trình nhé!
Theo Guy Kawasaki, một bậc thầy thuyết trình chỉ với 10 slide là đủ. Nhưng với cá nhân người viết bài, tôi thường dùng từ 12 – 15 slide có khi 20 slide tùy vào lượng nội dung.
Sự khác biệt giữa Elevator Pitch và Pitch Deck là gì?
- Elevator Pitch: Ngắn gọn, trình bày trong vòng 30 giây đến 2 phút, nhằm tạo ấn tượng ban đầu.
- Pitch Deck: Chi tiết hơn, thường được trình bày bằng slide với các thông tin về tầm nhìn, kế hoạch tài chính và chiến lược phát triển.
Làm thế nào để tạo ấn tượng với nhà đầu tư ngay từ đầu?
- Bắt đầu bằng một câu chuyện thú vị hoặc dẫn chứng cụ thể về vấn đề cần giải quyết.
- Nêu giá trị độc đáo mà sản phẩm/dịch vụ mang lại.
- Giới thiệu tầm nhìn một cách rõ ràng và truyền cảm hứng.