Doanh thu là yếu tố then chốt không thể thiếu trong bất kỳ hoạt động kinh doanh nào. Biến số của doanh thu sẽ tác động rất lớn đến cá nhân, tổ chức và doanh nghiệp. Dù đây là một thuật ngữ quen thuộc trong kinh doanh nhưng không phải ai cũng có thể nhận biết và xác định các con số trong doanh thu, doanh số. Hãy cùng Tino Group khám phá chi tiết hơn về doanh thu và doanh số ngay dưới đây!
Đôi nét về doanh số
Doanh số là gì?
Doanh số (theo tiếng Anh là “Sales”) được hiểu là số lượng sản phẩm của doanh nghiệp được bán ra trong một khoảng thời gian cụ thể: 1 tháng, 1 quý, 1 năm,… Trong đó, doanh số là số tiền đã bao gồm cả những khoản tiền đã thu được và khoản tiền chưa được thanh toán. Doanh số có thể bao gồm cả doanh thu và tiền bán hàng nhưng không thuộc mục doanh thu. Ví dụ như bán hộ, bán hàng nhận ký gửi,…
Công thức tính doanh số
Doanh số được xác định dựa trên toàn bộ số lượng sản phẩm mà doanh nghiệp đã bán ra ngoài thị trường theo giá bán của sản phẩm.
Doanh số = Đơn giá bán x sản lượng
Ví dụ: Cửa hàng M kinh doanh về bánh mì. Bánh mì có giá 12.000 VNĐ/ ổ bán ra thị trường. Tính riêng trong ngày 30/09/2021, cửa hàng đã bán được 150 ổ bánh mì cùng loại.
Vậy khi đó doanh số của cửa hàng M sẽ được xác định như sau: 12 x 150 = 1.800.000 VNĐ
Như vậy, trong ngày 30/09/2021, doanh số bán hàng của cửa hàng M là 1.800.000 VNĐ.
Doanh số có vai trò như thế nào trong kinh doanh?
- Doanh số sẽ biểu hiện một cách cụ thể, chuẩn xác nhất về kết quả hoạt động của cửa hàng, doanh nghiệp. Từ đó, người quản lý có thể đối chiếu và đánh giá về kế hoạch kinh doanh đặt ra có thành công hay không.
- Chứng minh sự đúng đắn, hiệu quả của việc đưa ra chiến lược phát triển doanh nghiệp, thúc đẩy tiềm lực phát triển tốt hơn.
- Nguồn động lực để thúc đẩy ý chí làm việc của đội ngũ công nhân viên, tạo tiềm lực tài chính vững chắc cho doanh nghiệp.
3 bí quyết thúc đẩy doanh số hiệu quả
#1. Chiết khấu đúng thời điểm
Chiết khấu được xem là cách đem lại hiệu quả vô cùng lớn trong quá trình thúc đẩy lợi nhuận với tần suất thường xuyên. Tuy nhiên, sản phẩm của doanh nghiệp luôn ở trạng thái sụt giảm sẽ không đảm bảo an toàn. Bạn không thể tạo ra giá trị để thúc đẩy hành vi mua sắm.
Do đó, doanh nghiệp cần tránh tình trạng để cho sản phẩm giảm giá thường xuyên. Bởi tâm lý người mua hàng sẽ đặt ra câu hỏi: Tại sao sản phẩm này được giảm giá liên tục? Từ đó, khách hàng sẽ đặt nghi vấn về chất lượng sản phẩm nên mới phải bán phá giá. Thay vào đó, doanh nghiệp nên áp dụng các hình thức như khuyến mãi vào dịp đặc biệt, voucher khuyến mãi có thời hạn áp dụng nhất định để thu hút khách.
#2. Tổ chức các cuộc thi, minigame
Bên cạnh hình thức chiết khấu cho khách hàng, doanh nghiệp có thể tạo những trò chơi, minigame thú vị với nhiều giải thưởng giá trị và ý nghĩa để khuyến khích khách hàng mua sắm và quảng bá thương hiệu đến khách hàng.
Ví dụ: Siêu thị Coop mart thường tổ chức các chương trình tri ân khách hàng cực kỳ đa dạng, thường xuyên và nhận được sự hưởng ứng của đông đảo người dùng. Ví dụ như tổng giá trị đơn hàng mua sắm tại Coopmart từ 500.000 VNĐ trở lên, khách hàng sẽ được chọn mua các món đồ trưng bày tại một gian hàng với giá chỉ 10.000 VNĐ – 50.000 VNĐ tùy vào từng món đồ cụ thể. Hoặc sưu tầm các phiếu mua hàng, bạn sẽ được đổi một phần quà tương ứng theo thể lệ của ban tổ chức đặt ra.
#3. Đa dạng hóa các sản phẩm/ dịch vụ cung cấp
Cung cấp cho khách hàng những trải nghiệm thú vị và mới mẻ là cách để bạn thu hút cả khách hàng mới mua hàng và giữ chân khách hàng cũ. Hỗ trợ cho khách hàng những dịch vụ giá trị, hiệu quả, thậm chí là miễn phí sẽ cực kỳ thu hút sự quan tâm từ khách hàng. Ví dụ như miễn phí giao hàng, tặng kèm sản phẩm,…
Khác với hình thức giảm giá thường xuyên, việc miễn phí một gói dịch vụ bất kỳ sẽ thúc đẩy hành vi của khách hàng cực kỳ hiệu quả. Bởi hình thức này đánh thẳng vào tâm lý “sợ bỏ lỡ” của khách hàng, nếu không nhanh tay mua sắm thì sẽ mất cơ hội.
Giới thiệu về doanh thu
Doanh thu là gì?
Doanh thu (theo tiếng Anh là “Revenue”) còn được gọi là thu nhập. Đây là toàn bộ số tiền thu được trong quá trình mua bán hàng hóa, cung cấp dịch vụ và nhiều hoạt động khác của cá nhân hoặc tổ chức, doanh nghiệp. Dựa vào doanh thu thực tế, bạn có thể làm báo cáo doanh thu. Nói cách khác, doanh thu chính là loại hình lợi nhuận của doanh nghiệp.
Theo hiệp hội kế toán thế giới, định nghĩa doanh thu được thể hiện như sau: Doanh thu là tổng giá trị các lợi ích kinh tế doanh nghiệp thu được trong kỳ kế toán, phát sinh từ các hoạt động kinh doanh, sản xuất thông thường của doanh nghiệp, góp phần làm phát triển vốn chủ sở hữu”.
Nhắc đến doanh thu, không chỉ mỗi bộ phận kinh doanh, bán hàng là phục vụ chủ yếu cho việc tìm kiếm thu nhập mà các bộ phận khác trong doanh nghiệp sẽ hỗ trợ gián tiếp, cùng thúc đẩy doanh thu được nâng cấp.
Công thức tính doanh thu
Tổng doanh thu = giá bán x (Số lượng hàng hóa bán được + Các khoản phụ thu khác).
Ví dụ về doanh thu
Theo tài liệu tại winerp.vn, ví dụ về báo cáo thu nhập năm 2017 của Amazon được phân tích chi tiết như bên dưới.
Amazon đề cập đến doanh thu của mình dưới dạng doanh số bán hàng trên mạng ở hai loại sản phẩm và dịch vụ, sau đó kết hợp lại tạo thành một tổng doanh thu thuần.
Năm 2017, Amazon ghi nhận được các con số như sau:
- Doanh số sản phẩm: 118.6 USD.
- Doanh thu dịch vụ: 59.3 USD.
- Tổng số tiền lớn: 178.9 USD của báo cáo thu nhập.
Bên cạnh đó là tổng quan một số chi phí làm việc được khấu trừ để đến doanh thu hoạt động, còn gọi là doanh thu trước lãi suất và thuế (EBIT).
Sau khi lợi nhuận và thuế đã được khấu trừ, điểm mấu chốt của báo cáo doanh thu là 3.0 USD. Đây là doanh thu ròng.
Các loại doanh thu cơ bản hiện nay
Doanh thu nội bộ
Doanh thu nội bộ là lợi nhuận thu được từ quá trình bán hàng hoặc tiêu thụ nội bộ giữa các đơn vị trực thuộc cùng một tập đoàn, công ty mẹ.
Doanh thu từ việc bán hàng, cung cấp dịch vụ
Đây là khoản tiền sẽ thu được từ việc bán các loại hàng hóa, bao gồm cả khoản thu chính và các khoản phụ thu (nếu có).
Doanh thu hoạt động tài chính
Đây được coi là khoản doanh thu “kiếm thêm” của doanh nghiệp.
- Tiền lãi: đầu tư trái phiếu, trả góp, lãi tiền gửi, lãi cho vay,…
- Tiền chênh lệch lãi từ việc bán ngoại tệ hoặc chuyển nhượng vốn.
- Tiền giao dịch trên các sàn chứng khoán.
- Tiền thu nhập từ hình thức cho thuê tài sản.
- Tiền cho thuê/ chuyển nhượng các loại cơ sở hạ tầng.
Doanh thu bất thường
Doanh thu bất thường là lợi nhuận thu được từ những hoạt động không diễn ra thường xuyên như: bán vật tư hàng hóa dư thừa, thanh lý tài sản đã cũ không còn mục đích sử dụng. Nguồn doanh thu này khá nhỏ so với các nguồn doanh thu kể trên bởi chúng không thường xuyên.
Doanh thu từ nhiều nguồn khác
Đây là tiền nhận được từ một số các hoạt động khác của doanh nghiệp.
Mối quan hệ giữa doanh thu và doanh số
Doanh thu là những gì mà chúng ta thu lại được trong hoạt động kinh doanh, không chỉ là tiền mà còn là:
- Sản phẩm: những thu hồi công nợ bằng sản phẩm.
- Nợ cần thu hồi.
- Đấu thầu dự án.
- Con người: thường xuất hiện trong một số ngành nghề đặc thù như: HR, tâm lý học,..
Hoặc doanh thu có thể là bất cứ thứ gì có “giá trị” cho doanh nghiệp tức thời hoặc dài lâu như mặt bằng, công thức độc quyền, cam kết,…
Còn doanh số là các chỉ số của hoạt động kinh doanh. Với những con số này, bạn có thể hiểu được tình hình kinh doanh ở từng bộ phận đang diễn ra như thế nào, có hiệu quả hay không.
Doanh thu không phải là doanh số, nhưng doanh số sẽ là yếu tố giúp doanh thu phát triển. Khi càng hiểu rõ về doanh số bạn càng dễ thúc đẩy bán hàng, Marketing cũng như quản trị đội ngũ nhân viên cũng trở nên dễ dàng hơn.
Phân biệt sự khác biệt chính giữa doanh thu và lợi nhuận
Doanh thu là số tiền mà doanh nghiệp nhận được thông qua các hoạt động giao dịch khác nhau trong khi lợi nhuận lại là khoản thặng dư còn lại sau khi giảm tất cả các chi phí .
Đối với doanh nghiệp, doanh thu là yếu tố cần thiết để điều hành doanh nghiệp hiệu quả. Đồng thời, lợi nhuận lại cần thiết cho sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp trong dài hạn.
Doanh thu không phụ thuộc vào nguồn lợi nhuận dưới mọi hình thức, nhưng lợi nhuận lại phụ thuộc vào doanh thu. Khi doanh thu càng nhiều thì lợi nhuận cũng tăng theo.
Ví dụ về doanh thu và lợi nhuận
Một công ty kinh doanh mua bán ô tô. Số tiền nhận được từ việc bán xe được coi là doanh thu nhưng nếu doanh thu vượt quá chi phí sản xuất (ví dụ: vật liệu được sử dụng, tiền lương, chi phí ánh sáng, bảo hiểm, thuế,… thì đây là lợi nhuận.
Qua bài viết, chắc hẳn bạn đã phần nào có cái nhìn sâu hơn những khái niệm về doanh thu và lợi ích của những con số này đối với doanh nghiệp. Hy vọng những kiến thức chia sẻ trên đây sẽ là cẩm nang nghề nghiệp hữu ích mà bạn đang tìm kiếm. Chúc các bạn thành công!
FAQs về doanh thu và doanh số
Lợi nhuận gộp là gì?
Lợi nhuận gộp còn được gọi là lãi gộp. Đây là phần lợi nhuận mà doanh nghiệp có được sau khi trừ đi những khoản chi phí liên quan đến sản xuất, bán sản phẩm hoặc các hoạt động liên quan đến cung cấp dịch vụ của công ty.
Doanh thu ròng liên quan đến những hoạt động nào?
Doanh thu ròng là lợi nhuận thu được sau khi các nguồn liên quan tới thu nhập và chi phí từ những hoạt động khác như thueé, thanh toán thay thế, hoạt động bảo trì, trích lập khấu hao, hoạt động phi tiền mặt,…
Những khoản tiền nào thu được sau khi trừ tất cả các phí liên quan?
- Thuế tiêu thụ đặc biệt.
- Thuế xuất khẩu.
- Chiết khấu thương mại.
- Giảm giá hàng hóa.
- Lợi nhuận từ việc bán hàng và bị trả lại.
Doanh thu như thế nào là tốt?
Thực tế, không có một quy định cụ thể hay dấu mốc nào đánh giá doanh thu cần bao nhiêu là đạt yêu cầu. Mức độ này sẽ tùy thuộc vào mục tiêu, định hướng kinh doanh của từng doanh nghiệp cụ thể. Tuy nhiên, mức doanh thu tốt cần phải vượt qua mức các chi phí khác. Nghĩa là công ty đảm bảo sinh lời và mang về cho công ty gấp nhiều lần số tiền bỏ ra ban đầu.