Với sự tiến bộ vượt bậc của công nghệ, các cuộc tấn công mạng cũng trở nên ngày một nguy hiểm hơn. Vì thế, việc tìm hiểu về các cách thức, những tác hại cũng như cách để phòng tránh chúng và DoS/ DDoS là những cách thức tấn công phổ biến nhất. Trong bài viết này, TinoHost sẽ cùng bạn tìm hiểu về khái niệm DoS/DDoS, dấu hiệu nhận biết và tác hại của DoS là gì và cách để phòng chống DoS nhé!
Tìm hiểu về DoS
DoS là gì?
DoS là viết tắt của Denial of Service, tạm dịch: Từ chối dịch vụ. Đây là một dạng tấn công mạng nhằm làm gián đoạn hoặc vô hiệu hóa một dịch vụ trực tuyến, khiến cho người dùng không thể truy cập được dịch vụ đó. Kẻ tấn công có thể thực hiện DoS bằng cách gửi một lượng lớn lưu lượng truy cập giả mạo đến máy chủ cung cấp dịch vụ, khiến cho máy chủ bị quá tải và không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp của người dùng.
Thông thường, DoS sẽ nhắm vào những dịch vụ, website hay những cơ sở hạ tầng có lượng người dùng lớn để tấn công.
DDoS là gì?
DDoS là viết tắt của Distributed Denial of Service, tạm dịch: Từ chối dịch vụ phân tán và đây là phiên bản nâng cấp của DoS.
Đặc điểm của DDoS là chúng khó bị phát hiện hơn, có nhiều hệ thống hoặc mạng lưới lớn và nhắm vào tấn công một mục tiêu duy nhất từ nhiều nguồn. Từ đó, dẫn đến tình trạng máy chủ của mục tiêu bị sập và không thể xử lý thêm bất cứ một yêu cầu nào nữa.
DDoS lần đầu tiên được ghi nhận vào năm 2018. Đối tượng của cuộc tấn công này nhắm đến là dịch vụ lưu trữ mã nguồn GitHub.
DoS và DDoS khác nhau như thế nào?
DoS (Từ chối dịch vụ)
- Thực hiện bởi một hệ thống duy nhất: DoS được thực hiện bởi một hệ thống duy nhất, chẳng hạn như một máy tính bị xâm nhập, nhằm vào một mục tiêu cụ thể.
- Lượng truy cập nhỏ hơn: DoS sử dụng lượng truy cập nhỏ hơn so với DDoS, nhưng có thể đủ để làm quá tải mục tiêu, đặc biệt là nếu mục tiêu đó không được bảo vệ tốt.
- Dễ phát hiện và ngăn chặn: DoS dễ phát hiện và ngăn chặn hơn vì nguồn gốc của cuộc tấn công đến từ một vị trí duy nhất.
DDoS (Phân tán từ chối dịch vụ)
- Thực hiện bởi nhiều hệ thống: DDoS được thực hiện bởi nhiều hệ thống bị xâm nhập, được gọi là “botnet”, cùng lúc tấn công một mục tiêu.
- Lượng truy cập khổng lồ: DDoS sử dụng lượng truy cập khổng lồ, có thể làm quá tải ngay cả những mục tiêu được bảo vệ tốt nhất.
- Khó phát hiện và ngăn chặn: DDoS khó phát hiện và ngăn chặn hơn vì nguồn gốc của cuộc tấn công đến từ nhiều vị trí khác nhau.
Dấu hiệu nhận biết DoS
- Website truy cập chậm bất thường: Mặc dù mạng internet của bạn vẫn ổn định và bạn có thể truy cập các website khác bình thường, nhưng website của bạn lại có tốc độ truy cập rất chậm.
- Không thể truy cập website: Website của bạn hoàn toàn không thể truy cập được, hoặc chỉ có thể truy cập được ngắt quãng.
- Lỗi website: Khi truy cập website, bạn gặp phải các lỗi như lỗi 503 (Service Unavailable), lỗi 403 (Forbidden), …
- Lưu lượng truy cập tăng đột ngột: Lượng truy cập đến website của bạn tăng đột ngột và bất thường, trong khi lượng truy cập thực tế từ người dùng không tăng.
- Hoạt động IP đáng ngờ: Bạn nhận thấy có nhiều địa chỉ IP lạ truy cập website của mình với tần suất truy cập cao trong một khoảng thời gian ngắn.
- Máy chủ web bị quá tải: Máy chủ web của bạn sử dụng hết CPU, RAM hoặc dung lượng lưu trữ, dẫn đến website hoạt động chậm hoặc không thể truy cập được.
- Nhận được nhiều email rác: Kẻ tấn công DoS có thể sử dụng máy chủ web của bạn để gửi email rác.
Tác hại của DoS là gì?
Những cuộc tấn công mạng luôn mang lại những hậu quả khôn lường đối với người sở hữu hệ thống, ứng dụng hay website và còn cả người dùng. Từ những hậu quả như chịu tổn thất về mặc dữ liệu, ảnh hưởng đến trải nghiệm của người dùng; “vạ lây” đến website khác cũng như nhà cung cấp dịch vụ (tác hại của DDoS).
Sụp đổ hệ thống
Khi bị tấn công DoS, tỉ lệ trang web, hệ thống hay ứng dụng của bạn bị sập và người dùng hay chính bạn cũng không thể truy cập vào được.
Đồng nghĩa với việc, trong trường hợp là một doanh nghiệp hay một người kiếm tiền từ dịch vụ của trang web, hệ thống hay ứng dụng của mình, bạn sẽ không kiếm được doanh thu nếu website/ dịch vụ của bạn đã bị sập. Điều này sẽ gây ra trải nghiệm tồi tệ đến với khách hàng.
Tệ hơn, công sức SEO web của bạn có thể bị ảnh hưởng nếu Google thu thập dữ liệu và đánh giá website của bạn hoạt động bất bình thường.
Nếu bạn không sao lưu lại dữ liệu của mình và nhanh chóng khôi phục lại hệ thống, có thể bạn sẽ gặp rắc rối khi Google không tìm thấy các internal links.
Tạo ra lỗ hổng bảo mật lớn
Sau cuộc tấn công, hệ thống và bạn sẽ tập trung vào việc nhanh chóng khôi phục lại trang web và các dịch vụ của mình trở lại trạng thái bình thường; có thể hệ thống bảo mật của bạn đã ngừng hoạt động và chưa được kích hoạt lại sau cuộc tấn công hoặc chưa được vá lỗ hổng.
Điều này sẽ khiến các hacker quay trở lại và tấn công trang web của bạn bằng cửa hậu – backdoor, gây tê liệt trang web, hệ thống của bạn một lần nữa.
Vì thế, tốt hơn hết, bạn nên tập trung nguồn lực vào việc vá các lỗ hổng trên hệ thống, website và dịch vụ của mình trước. Sau đó, bạn có thể nhanh chóng đưa dịch vụ, website của mình quay trở lại trạng thái online.
Mất thời gian và tiền bạc
Nếu bạn đã sao lưu lại dữ liệu của mình, bạn sẽ tốn thời gian để khôi phục chúng trở lại trạng thái trước khi bị tấn công. Tuy nhiên, nếu bạn không sao lưu lại, có khả năng bạn sẽ mất sạch dữ liệu và ảnh hưởng nghiêm trọng đến doanh thu của bạn.
Cuộc tấn công sẽ gây ảnh hưởng đến dữ liệu, trải nghiệm của người dùng, bạn sẽ phải thuê chuyên gia để khôi phục lại hệ thống và đôi khi bạn sẽ phải thay đổi nhà cung cấp dịch vụ. Tất cả những yếu tố này đều dẫn đến việc mất tiền và mất thời gian.
Cần làm gì khi nghi ngờ website bị DoS?
Khi bạn nghi ngờ website của mình đang bị tấn công DoS, điều quan trọng là phải hành động nhanh chóng để giảm thiểu thiệt hại. Dưới đây là các bước bạn cần thực hiện:
Xác định loại hình tấn công DoS
Có nhiều loại hình tấn công DoS khác nhau, mỗi loại có cách thức hoạt động và phương pháp chống tấn công riêng. Một số loại hình tấn công DoS phổ biến bao gồm:
- Tấn công HTTP Flood: Kẻ tấn công gửi nhiều yêu cầu HTTP đến website của bạn trong một khoảng thời gian ngắn, khiến cho máy chủ web quá tải và không thể xử lý các yêu cầu hợp pháp.
- Tấn công Smurf: Kẻ tấn công giả mạo địa chỉ IP của bạn và gửi yêu cầu ICMP đến nhiều máy chủ khác trên internet. Khi các máy chủ này nhận được yêu cầu ICMP, chúng sẽ gửi phản hồi đến địa chỉ IP của bạn, khiến cho máy chủ web của bạn bị quá tải.
- Tấn công DNS Amplification: Kẻ tấn công sử dụng các bản ghi DNS được cấu hình sai để khuếch đại lưu lượng truy cập đến website của bạn.
Để xác định loại hình tấn công DoS , bạn có thể sử dụng các công cụ giám sát mạng hoặc liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn.
Ngăn chặn lưu lượng truy cập tấn công
Sau khi xác định được loại hình tấn công DoS, bạn có thể thực hiện các biện pháp để ngăn chặn lưu lượng truy cập tấn công đến website của mình. Một số biện pháp phổ biến bao gồm:
- Sử dụng dịch vụ chống DoS: Có nhiều nhà cung cấp dịch vụ chống DoS cung cấp các giải pháp giúp bạn ngăn chặn lưu lượng truy cập tấn công và bảo vệ website của mình.
- Cấu hình tường lửa: Bạn có thể cấu hình tường lửa để chặn các yêu cầu đến từ các địa chỉ IP đã biết là tấn công.
- Sử dụng dịch vụ CDN (Content Delivery Network): CDN giúp phân phối nội dung website của bạn đến người dùng từ nhiều máy chủ khác nhau trên thế giới. Điều này có thể giúp giảm thiểu tác động của các cuộc tấn công DoS bằng cách phân tán lưu lượng truy cập.
Liên hệ với nhà cung cấp dịch vụ hosting
Nhà cung cấp dịch vụ hosting của bạn có thể giúp bạn chống lại các cuộc tấn công DoS và bảo vệ website của bạn. Họ sẽ cung cấp cho bạn các công cụ và dịch vụ để ngăn chặn lưu lượng truy cập tấn công, đồng thời có thể giúp bạn xác định nguồn gốc của cuộc tấn công.
Theo dõi và giám sát
Quan trọng là phải theo dõi và giám sát website của bạn sau khi đã thực hiện các biện pháp chống DoS. Điều này sẽ giúp bạn phát hiện sớm các cuộc tấn công mới và thực hiện các biện pháp khắc phục kịp thời.
Cách để ngăn ngừa DoS
Thường xuyên sao lưu dữ liệu
Thường xuyên sao lưu dữ liệu là một trong những phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất! Nếu bạn thường xuyên sao lưu, bạn có thể dễ dàng khôi phục lại khi website của bạn sập xuống.
Bạn cũng sẽ trở nên chủ động hơn trong việc phòng tránh DoS/ DDoS của mình.
Sử dụng tường lửa
Nếu website, các dịch vụ bạn cung cấp có liên quan trực tiếp đến thương mại điện tử hay một lượng người dùng khổng lồ, bạn nên quan tâm và đầu tư vào hệ thống tường lửa, hệ thống phát hiện và phòng chống DoS/DDoS để tránh những thiệt hại đáng tiếc khi chúng diễn ra.
Và ngăn chặn trước khi các cuộc tấn công diễn ra sẽ là phương pháp phòng tránh hiệu quả nhất.
Sử dụng hệ thống phát hiện xâm nhập (IDS)
IDS có thể giúp bạn phát hiện các hoạt động đáng ngờ trên mạng của mình và cảnh báo bạn về các mối đe dọa tiềm ẩn.
Sử dụng CDN
Thực tế, CDN không nhằm để chống lại các cuộc tấn công DoS/DDoS mà chúng sẽ cho phép một lượng truy cập khổng lồ diễn ra, hay ngắn gọn hơn là hấp thụ cuộc tấn công. Tuy nhiên, việc hấp thụ được toàn bộ hay không sẽ phụ thuộc vào các yếu tố:
- Khối lượng cuộc tấn công có lớn hơn dung lượng bạn có, hệ thống chịu được hay không.
- Không phải bất cứ trang web, nội dung trong website nào cũng đều có thể sử dụng CDN.
- Ngoài ra, CDN không thể bảo vệ được các ứng dụng hoàn toàn.
Thực hiện các bài kiểm tra thâm nhập
Các bài kiểm tra thâm nhập có thể giúp bạn xác định các lỗ hổng trong hệ thống bảo mật của mình có thể bị kẻ tấn công DoS khai thác.
Cập nhật phần mềm
Hãy đảm bảo rằng bạn luôn cập nhật phần mềm website và máy chủ của mình lên phiên bản mới nhất. Các bản cập nhật phần mềm thường bao gồm các bản vá bảo mật giúp khắc phục các lỗ hổng có thể bị kẻ tấn công DoS khai thác.
Nâng cấp dịch vụ hosting
Nếu website của bạn thường xuyên bị tấn công DoS, bạn có thể cần nâng cấp lên gói dịch vụ hosting có dung lượng lưu trữ và băng thông cao hơn.
Đến đây, chúng ta đã cùng nhau tìm hiểu về DoS là gì, DDoS là gì, những dấu hiệu cho thấy bạn đang bị tấn công DoS/ DDoS cũng như những tác hại của DoS/ DDoS khủng khiếp đến mức nào. TinoHost mong rằng bạn sẽ có thể phòng tránh được toàn bộ những cuộc tấn công mạng và giữ cho hệ thống, website luôn được an toàn.
Những câu hỏi thường gặp
DoS và DDoS, cái nào có hại hơn?
Cả 2 đều mang lại những tác hại khôn lường. Tuy nhiên, DDoS mang lại nhiều tác hại khủng khiếp hơn do chúng nhắm đến nhiều mục tiêu hơn và rất khó để xác định được chủ đích cũng như cách thức thực hiện của chúng.
Làm cách nào để phòng chống DoS/DDoS hiệu quả 100%?
Hiện tại, không có cách nào có thể phòng chống các cuộc tấn công DoS/DDoS hiệu quả 100% được. Tuy nhiên, áp dụng nhiều biện pháp phòng tránh các cuộc tấn công DoS/ DDoS sẽ làm giảm thiểu được tối đa tác hại mang lại cho website và hệ thống của bạn.
Thường xuyên sao lưu dữ liệu cũng là một cách để phòng tránh DoS hiệu quả.
Làm thế nào để chọn nhà cung cấp dịch vụ chống DoS phù hợp?
Làm thế nào để chọn nhà cung cấp dịch vụ chống DDoS phù hợp?
Khi chọn nhà cung cấp dịch vụ chống DoS, bạn cần cân nhắc một số yếu tố sau:
- Khả năng bảo vệ: Nhà cung cấp dịch vụ cần có khả năng bảo vệ website của bạn khỏi các loại hình tấn công DoS khác nhau.
- Hiệu suất: Nhà cung cấp dịch vụ cần có khả năng xử lý lưu lượng truy cập tấn công mà không ảnh hưởng đến hiệu suất website của bạn.
- Khả năng mở rộng: Nhà cung cấp dịch vụ cần có khả năng mở rộng để đáp ứng nhu cầu của bạn khi lưu lượng truy cập website của bạn tăng lên.
- Dịch vụ khách hàng: Nhà cung cấp dịch vụ cần có dịch vụ khách hàng tốt để hỗ trợ bạn khi bạn cần trợ giúp.
Tại sao các cuộc tấn công DoS xảy ra?
Các mục tiêu có thể bao gồm phá hoại, trả thù, tống tiền, hoặc đơn giản chỉ để thử nghiệm khả năng tấn công của hacker.