Một doanh nghiệp muốn phát triển bền vững trước hết phải có một hệ thống quản trị hiệu quả. Dù doanh nghiệp của bạn có nguồn lực mạnh bao nhiêu, nhưng nếu không quản trị tốt, sớm muộn nguồn lực ấy cũng sẽ yếu đi. Quản trị doanh nghiệp là gì? Cách quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ như thế nào? Tino Group sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc qua bài viết sau đây.
Giới thiệu về quản trị doanh nghiệp
Quản trị doanh nghiệp là gì?
Quản trị doanh nghiệp là hệ thống các quy tắc, thông lệ và quy trình để chỉ đạo và kiểm soát toàn bộ doanh nghiệp. Về cơ bản, quản trị doanh nghiệp liên quan đến việc cân bằng lợi ích của nhiều bên như cổ đông, giám đốc điều hành cấp cao, khách hàng, nhà cung cấp, nhà tài chính, chính phủ và cộng đồng.
Xét về tổng thể, quản trị doanh nghiệp là dùng mọi biện pháp để hoạch định, tổ chức, triển khai, giám sát và điều chỉnh mọi hoạt động của doanh nghiệp, đồng thời sử dụng tất cả các nguồn lực hiện có để đạt được những mục tiêu của doanh nghiệp dựa trên từng giai đoạn nhất định. Các mục tiêu này có thể kể đến như mục tiêu tăng trưởng, mục tiêu lợi nhuận, mục tiêu thương hiệu…
Trên một khía cạnh khác, quản trị doanh nghiệp là một loạt các hoạt động phối hợp thành một thể thống nhất gồm tất cả các lĩnh vực quản trị như quản trị tổ chức và nguồn nhân lực, quản trị tài chính – kế toán, quản trị kinh doanh – marketing – bán hàng và quản trị khoa học công nghệ,..,để thực hiện mục tiêu và đạt mục tiêu mà doanh nghiệp đã đặt ra.
Các chức năng quan trọng nhất của quản trị doanh nghiệp
Lên kế hoạch và dự báo
Với chức năng này, quá trình quản trị doanh nghiệp phải đảm bảo dự báo được các nội dung gồm: Tình hình và các môi trường bên trong, bên ngoài doanh nghiệp, xây dựng mục tiêu cụ thể, các nguồn lực, trách nhiệm của các bên có liên quan và các công việc chi tiết được thực hiện trong phạm vi nguồn lực và thời gian nhất định.
Tổ chức thực hiện
Chức năng này gồm tổ chức bộ máy và con người từ, việc hình thành cơ cấu tổ chức cho đến phân công nhân lực để công tác, phân bổ nguồn lực theo từng cá nhân, nhóm và bộ phận chức năng trong doanh nghiệp.
Lãnh đạo, chỉ đạo
Chức năng này liên quan đến nghệ thuật quản lý, khả năng lãnh đạo doanh nghiệp. Đây là quá trình thực hiện nhiều hoạt động liên quan đến cơ chế, chính sách hành vi, phong cách làm việc nhằm khuyến khích nhân viên nỗ lực thực hiện tốt các nhiệm vụ của mình.
Kiểm soát và ra các quyết định điều chỉnh phù hợp
Chức năng này rất quan trọng nhằm đảm bảo kế hoạch được thực hiện đúng hoặc có những điều chỉnh cần thiết, kịp thời và sát với thực tế.
Những lợi ích của quản trị doanh nghiệp
- Giúp đảm bảo sự thành công và tăng trưởng kinh tế của doanh nghiệp.
- Duy trì niềm tin của phía các nhà đầu tư. Nhờ đó, doanh nghiệp có thể huy động vốn hiệu quả.
- Giảm chi phí vốn.
- Có ảnh hưởng không nhỏ đến giá cổ phiếu.
- Cung cấp động lực cho chủ sở hữu cũng như người quản lý để đạt được các mục tiêu có lợi cho tổ chức.
- Quản trị doanh nghiệp tốt cũng giảm thiểu lãng phí, hạn chế tham nhũng, rủi ro và quản lý kém.
- Giúp đẩy mạnh quá trình phát triển thương hiệu.
- Đảm bảo tổ chức được quản lý theo cách phù hợp và mang lại lợi ích tốt nhất cho tất cả mọi người.
Cách quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả nhất
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ là làm gì?
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ bao gồm những hoạt động liên quan đến quản trị, quản lý, xây dựng chiến lược, định hướng phát triển cho doanh nghiệp có quy mô vừa và nhỏ. Với những doanh nghiệp này thường có nguồn vốn ít hoặc trung bình, các nguồn lực khác cũng tương đối hạn chế, vì vậy cần quản trị theo phương thức nắm bắt giá trị cốt lõi của doanh nghiệp để quản trị doanh nghiệp tốt.
Quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ tốt, các doanh nghiệp ấy sẽ có động lực để phát triển bền vững và có cơ hội trở thành những doanh nghiệp mạnh trong thị trường hoạt động của mình. Do đó, những nhà quản trị yêu cầu phải có khả năng định hướng được cách thức phát triển, biết được điểm mạnh, điểm yếu, đối thủ cạnh tranh và hiểu rõ hoạt động nào mới là tốt nhất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Cách thực hiện quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ
Chú trọng vào tầm nhìn cốt lõi
Nhà quản trị cần phải nắm bắt được nguồn lực kinh tế, những thế mạnh và đánh giá những cơ hội cũng như thách thức của doanh nghiệp trong quá trình hoạt động. Để có thể đưa ra định hướng thúc đẩy phát triển điểm mạnh và cải thiện điểm yếu của doanh nghiệp, nhà quản trị cần xác định hài hòa giữa các nguồn lực hiện có, mở rộng tầm nhìn và nắm bắt được giá trị cốt lõi, riêng biệt của doanh nghiệp vừa và nhỏ để quá trình thực hiện các hoạt động quản trị mang lại hiệu quả tốt nhất.
Thúc đẩy các hoạt động bên trong nguồn lực của doanh nghiệp
Để thực hiện hoạt động quản trị tốt tại các doanh nghiệp vừa và nhỏ, các nhà quản trị phải biết cách củng cố nguồn lực của công ty. Trong đó, quản trị nhân sự tốt là bước đầu tiên cho một quá trình quản trị hoạt động hiệu quả của doanh nghiệp.
Nhà quản trị cần thường xuyên tổ chức kiểm tra và giám sát chất lượng nhân sự để đưa ra những chiến lược mới về các hoạt động đào tạo nguồn lực của công ty. Việc tạo dựng được mối quan hệ gắn kết trong doanh nghiệp là yếu tố chính thúc đẩy hiệu quả của việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.
Đặt ra mục tiêu chiến lược phù hợp và rõ ràng
Đặt ra mục tiêu rõ ràng là yếu tố cực kỳ cần thiết cho hoạt động quản trị doanh nghiệp ở bất kỳ quy mô nào. Nhà quản trị nên vạch ra định hướng mục tiêu dài hạn và cụ thể, rõ ràng để từng bước lập ra các chiến lược hoạt động nhỏ hơn với mục tiêu ngắn hạn, phục vụ cho định hướng phát triển mục tiêu chung.
Nâng cao hoạt động quản lý tài chính
Quản lý nguồn lực tài chính cũng là vấn đề cần được quan tâm trong hoạt động quản trị tại doanh nghiệp vừa và nhỏ. Có nguồn lực tài chính tốt mới có thể triển khai được các kế hoạch, chiến lược hay chính sách phát triển khác của doanh nghiệp được.
Thông qua hoạt động quản lý tài chính, các nhà quản trị sẽ đánh giá được hiệu quả của từng hoạt động đã triển khai. Từ đó sẽ dễ dàng để điều hướng hoạt động quản lý, quản trị để đảm bảo có hiệu quả hơn.
Nhà quản trị doanh nghiệp cần phải có tầm nhìn
Để hoạt động quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ hiệu quả, cần phải có những nhà quản trị có khả năng nắm bắt được thời cơ, đánh giá được nguồn lực và đồng thời đưa ra được những quyết định đúng đắn. Bên cạnh đó, nhà quản trị còn được yêu cầu phải có kỹ năng quản lý và có kiến thức chuyên môn mở rộng mới có thể đảm nhận tốt công việc này.
Quản trị doanh nghiệp chưa bao giờ là công việc dễ dàng và quá trình thực hiện điều này cũng rất thường xuyên xảy ra vấn đề. Vì thế, nắm rõ quản trị doanh nghiệp và các chức năng của nó sẽ giúp bạn dễ áp dụng vào thực tiễn doanh nghiệp. Hy vọng bài viết trên sẽmang đến cho bạn những thông tin hữu ích liên quan đến quản trị doanh nghiệp và cách quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ.
FAQs về quản trị doanh nghiệp
Những yếu tố nào có ảnh hưởng đến quản trị doanh nghiệp?
Để quản trị doanh nghiệp hiệu quả, bạn cần chú trọng đến 4 chữ P gồm: People (con người), Process (quy trình), Performance (hiệu suất), Purpose (mục đích).
Quản trị doanh nghiệp phải tuân theo những nguyên tắc chính nào?
Dưới đây là các nguyên tắc chính trong quản trị doanh nghiệp:
- Chuyên môn hóa và phân công lao động
- Thẩm quyền buộc phải đi kèm với trách nhiệm tương ứng
- Kỷ luật, thống nhất về mệnh lệnh và đường lỗi
- Đặt lợi ích chung lên trên hết
- Trật tự, công bằng và ổn định nhiệm vụ
- Mối quan hệ giữa lãnh đạo và nhân viên, tinh thần đoàn kết.
Chuyển đổi số và quản trị doanh nghiệp có liên quan không?
Chuyển đổi số và quản trị doanh nghiệp có mối quan hệ mật thiết. Đây là nền tảng cơ bản để mang lại hiệu quả trong quá trình quản trị. Phải áp dụng khoa học công nghệ vào quá trình hoạt động của doanh nghiệp nhằm đẩy nhanh thực hiện kế hoạch và chiến lược của công ty một cách năng suất hơn.
Ai là người thực hiện quá trình quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ?
Các vị trí đảm nhiệm công việc quản trị doanh nghiệp vừa và nhỏ có thể là giám đốc doanh nghiệp, giám đốc kinh doanh, giám đốc hành chính, chuyên viên phát triển thị trường và những chức vụ khác nhau tùy theo quyết định của doanh nghiệp.