Nếu bạn đã và đang có ý kinh doanh, bạn nên dành thời gian tìm hiểu về phương thức bán hàng Omnichannel. Đây được xem là mô hình gia tăng doanh thu theo cấp số nhân trong thời điểm vàng những năm trở lại đây. Vậy thực chất Omnichannel là gì? Làm thế nào để hiểu đúng về mô hình này?
Omnichannel là gì?
Omni: tiền tố này trong tiếng Anh có nghĩa là tất cả, toàn bộ. Channel: có nghĩa là kênh.
Omnichannel có nghĩa là tổng hợp nhiều kênh bán hàng hay còn gọi là bán hàng đa kênh. Hiểu một cách khái quát, đây là phương thức tiếp thị, tư vấn, phục vụ, chăm sóc khách hàng,…thông qua tất cả các kênh và thiết bị, nhằm tối ưu hóa trải nghiệm của người mua và gia tăng doanh số.
Đây được xem là một trong các chiến lược kinh doanh hiệu quả những năm trở lại đây khi thời buổi công nghệ 4.0 bùng nổ. Mọi người có xu hướng mua hàng online thông qua các sàn thương mại điện tử thay vì hình thức mua bán truyền thống. Omnichannel có thể giúp người dùng trải nghiệm liền mạch dù ở bất kỳ hình thức mua sắm nào.
Các yếu tố tạo hình thành nên khái niệm Omnichannel
Bán hàng đa kênh
Bạn cần có một hệ thống để đồng bộ các thông tin, mẫu mã, giá tiền, cách thức,…trên tất cả các kênh bán hàng. Đó là sự tích hợp giữa các kênh truyền thống như cửa hàng, chợ, trung tâm mua sắm,…cho đến các kênh digital như website, ứng dụng, mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok,…) hay các sàn thương mại điện tử (Shopee, TiKi, Lazada,…).
Để làm được điều này bạn cần biết chọn lựa và chắt lọc những kênh phù hợp với khả năng quản lý cũng như mục tiêu bản thân đề ra. Sau nhiều mô hình thử nghiệm trên thị trường, bốn mô hình hiệu quả nhất được gợi ý cho doanh nghiệp là bán hàng trực tiếp tại cửa hàng, cộng tác viên/ đại lý, website và mạng xã hội (Facebook, Instagram, TikTok).
Tiếp thị đa điểm
Nói cách khác, tiếp thị đa điểm được hiểu là quá trình doanh nghiệp sẽ cố gắng tiếp cận khách hàng thông qua tất cả các điểm chạm – nơi khách hàng có thể tiếp xúc, tương tác với sản phẩm – để gia tăng brand awareness cho doanh nghiệp. Quy trình chuyển hóa từ một người lạ → khách hàng tiềm năng → khách hàng → khách hàng trung thành là cả một chặng đường dài. Vì thế, doanh nghiệp cần tận dụng tất cả các phương thức tiếp cận để thúc đẩy quy trình diễn ra nhanh hơn.
Nếu bán hàng đa kênh là cách doanh nghiệp tạo ra các công cụ kinh doanh, tiếp thị đa điểm là cách doanh nghiệp sử dụng các chiến lược marketing vào các công cụ đó. Nghĩa là nếu bạn chỉ sở hữu các kênh, nền tảng bán hàng nhưng khách hàng vẫn không biết đến sản phẩm của bạn, bạn cần đến tiếp thị đa điểm để quảng cáo, giới thiệu và thúc đẩy nhu cầu mua sắm ở người tiêu dùng.
Năm kênh được các doanh nghiệp tiếp thị nhiều nhất theo trang Sapo.vn là Facebook (87%), cửa hàng (70%), email marketing, diễn đàn, Youtube (51%), SEO (43%), Google Adwords (38%).
Quản lý tập trung
Bạn đã có các kênh bán hàng, có luôn cả các chiến lược quảng bá, nhưng số lượng mặt hàng đa dạng, phong phú, làm sao để bạn có thể quản lý được tất cả số đó? Với quá nhiều kênh bán hàng như vậy, liệu việc kinh doanh có trở nên quá tải, rời rạc và mất kiểm soát? Đó là lúc bạn cần đồng bộ và liên kết các kênh lại với nhau bằng một hệ thống quản lý tập trung.
Đây là một bên thứ ba, sẽ cung cấp cho bạn các phần mềm, tiện ích để giúp bạn có thể quản lý việc kinh doanh hiệu quả hơn. Việc này sẽ giúp bạn cải thiện rất nhiều hiệu suất lao động bởi có thể tiết kiệm được nguồn nhân công, tiết kiệm được công sức quản lý mà hiệu quả đảm bảo hơn. Bạn có thể đọc bài top các phần mềm quản lý bán hàng để tìm hiểu chi tiết hơn tại đây.
Doanh nghiệp tiến hành áp dụng Omnichannel: “do or die?” trong thời buổi kỷ nguyên số
Omnichannel không chỉ là hình thức kinh doanh phù hợp với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, ngay cả những tên tuổi lớn hàng đầu thế giới hiện nay vẫn áp dụng hình thức này. Phải chăng bởi những lý do nhất định làm mô hình omnichannel trở nên phổ biến cho doanh nghiệp?
Đầu tiên, có thể kể đến chính là yếu tố hoàn cảnh. Chính vì thời điểm dịch bệnh Covid cũng như xu hướng mua hàng trực tuyến trở nên ưa chuộng hơn, việc tích hợp bán hàng đa kênh trở thành một xu thế tất yếu. Nếu doanh nghiệp không ngừng đổi mới để thức thời và hòa vào “sân chơi thời đại”, chính doanh nghiệp đó sẽ tự loại bỏ mình khỏi cuộc đua.
Lý do tiếp đến là gia tăng sức cạnh tranh và ảnh hưởng trên thị trường. Nếu như trước đây, sản phẩm của bạn chỉ được người dùng biết đến khi đến trực tiếp các cửa hàng, trung tâm mua sắm,…ngày nay, họ đã có thể theo dõi sản phẩm của bạn trực tuyến bất cứ nơi đâu, bất cứ khi nào.
Yếu tố cuối cùng chính là lợi nhuận. Khi doanh nghiệp tiếp cận được nhiều khách hàng hơn, cơ hội để bán được hàng cũng sẽ cao hơn. Từ đó, lợi nhuận không chỉ tăng lên gấp đôi, gấp ba, nếu phát triển đúng cách có thể con số đó còn phát triển theo cấp số nhân. Kinh doanh, mục đích suy cho cùng vẫn là làm giàu. Vậy nên không có lý do gì khiến doanh nghiệp từ bỏ giấc mơ chuyển đổi Omnichannel để phát triển kinh tế.
So sánh Omnichannel và Multichannel
Bốn cấp bậc trong hệ thống bán hàng được phát triển dần theo trình tự: Single channel → Multichannel → Cross channel → Omnichannel. Trong đó, Omnichannel được xem là hình thái tối ưu nhất cho mô hình này.
- Single Channel: mô hình bán hàng giữa một kênh và người dùng.
- Multichannel: mô hình bán hàng giữa nhiều kênh và người dùng. (các kênh không có sự liền mạch, tính kết nối với nhau)
- Cross channel: mô hình bán hàng giữa nhiều kênh và người dùng. (các kênh có cùng một một liên kết với người dùng)
- Omnichannel: mô hình tân tiến nhất, nơi người dùng sẽ được đặt là trọng tâm và có sự kết nối giữa kênh với người, kênh với kênh, đồng bộ – liền mạnh – thống nhất.
Một vài lời khuyên dành cho các doanh nghiệp khi tiến hành áp dụng Omnichannel
Để có thể thay đổi mô hình kinh doanh sang hướng bán hàng đa kênh, bạn cần lưu ý một vài điều sau:
- Thấu hiểu tâm lý khách hàng, đặt mình vào vị trí của người mua.
- Thu thập, khai thác thông tin, dữ liệu về khách hàng để phân tích hành vi, thói quen tiêu dùng.
- Xác định phân khúc khách hàng tiềm năng.
- Xây dựng và phát triển mạng lưới digital marketing vững chắc.
- Đẩy mạnh quảng bá, xây dựng thương hiệu.
- Trao đổi tương tác chéo giữa các kênh với nhau.
Trên đây là các chia sẻ về Omnichannel cũng như các khía cạnh liên quan. Hy vọng bạn sẽ thấy bài viết này hữu ích và hãy ủng hộ Tino Group bằng cách nhấn like cũng như đánh giá năm sao ở cuối bài. Đây sẽ là nguồn động lực để đội ngũ nhân viên tiếp tục chia sẻ đến quý người đọc những kiến thức hay trong cuộc sống.
Những câu hỏi thường gặp
Đã có các doanh nghiệp lớn nào theo đuổi mô hình kinh doanh này?
7 cái tên đã thành công khi chuyển mình theo mô hình Omnichannel đáng để các công ty khác noi theo, học hỏi là: Disney, Virgin Atlantic, Bank of America, Oasis, KING, Starbucks, Chipotle. Ngoài ra, trên thị trường vẫn có rất nhiều doanh nghiệp thành công khác, tuy nhiên đây là 7 cái tên nổi trội nhất trong việc tiên phong thay đổi trước thời cuộc.
Doanh nghiệp cần xây dựng những kênh digital nào để tối ưu hóa việc chuyển đổi Omnichannel?
Nếu muốn chuyển đổi sang bán hàng đa kênh, doanh nghiệp cần chú trọng vào các kênh sau:
- Website
- Mạng xã hội (Facebook, Zalo, Instagram, Twitter, Telegram, Viber,…)
- SMS
- Email marketing
- Chatbox
- Kênh trên các sàn giao dịch thương mại điện tử (TiKi, Lazada, TiKi,…)
Điểm khác biệt lớn nhất của Multichannel và Omnichannel là gì?
Multichannel: all channels available to the consumer but are not integrated (các kênh đều liên kết với khách hàng nhưng không thống nhất, đồng bộ).
Omnichannel: all channels available to the consumer and they are connected (các kênh không những liên kết với khách hàng mà còn đồng bộ với nhau).
Công thức gợi nhớ về Omnichannel là gì?
Omnichannel = bán hàng đa kênh + tiếp thị đa điểm + quản lý tập trung.