Các bộ phận thông thường không thể tác động nhiều vào tốc độ và hiệu suất hoạt động của máy tính. Nhưng bạn sẽ thấy sự khác biệt rõ rệt khi có sự bổ sung của Processor. Vậy Processor là gì?
Processor là gì?
Processor là một phần rất quan trọng, hay còn được gọi là “bộ não” của máy tính. Processor có thể xử lý hàng nghìn tỷ phép tính cùng một lúc, bằng cách nắm bắt được quy trình hoạt động giữa phần mềm và phần cứng, thực hiện việc xử lý và cung cấp kết quả đầu ra cho máy tính.
Sau khi hoạt động trong thời gian dài, các Processor sẽ hơi nóng, do đó phải cần trang bị quạt tản nhiệt để máy tính có thể thoát nhiệt.
Processor ra đời khi nào?
Intel là đơn vị đầu tiên thiết kế Processor một chip đầu tiên trên thế giới vào năm 1971, được phát minh bởi ba kỹ sư là Federico Faggin, Ted Hoff và Stan Mazo. Chip này được đặt tên là Intel 4004, được thiết kế để đảm cho tất cả các chức năng xử lý của bộ nhớ, bộ điều khiển đầu vào và đầu ra.
Với những đổi mới xuất hiện theo thời gian, ảnh hưởng rất nhiều đến những thay đổi trong thiết kế máy tính, các nhà sản xuất luôn tối ưu hóa hiệu suất hoạt động của các Processor để đáp ứng phù hợp với nhu cầu người dùng.
Processor có những loại nào?
- MicroProcessor: Đây là một linh kiện, được thiết kế để thực hiện các lệnh như thêm, bỏ và tải dữ liệu.
- Processor đồ họa: Thực hiện xử lý song song các dữ liệu hình ảnh trên màn hình trở nên mượt mà.
- Processor tín hiệu kỹ thuật số: Được sử dụng để xử lý các tín hiệu kỹ thuật số, sử dụng phổ biến trong thiết bị di động.
- Processor hình ảnh: Được sử dụng để xử lý dữ liệu Pixel hình ảnh, thường được dùng trong máy ảnh hoặc cải thiện chức năng chụp hình của điện thoại.
Processor hoạt động như thế nào?
Tìm nạp
Ở các Processor hiện đại, các lệnh đã được chờ sẵn trong bộ nhớ Cache. Một khu vực được gọi là Program Counter, thực hiện các hoạt động thông báo cho Processor nơi các lệnh cuối cùng kết thúc và các lệnh bắt đầu tiếp theo.
Giải mã
Khi những chỉ thị tìm nạp được thực hiện xong, quá trình tiếp theo là thực hiện giải mã, có nhiều khu vực của lõi Processor trong một lệnh hỗ trợ mã hóa chẳng hạn như số học hoặc lõi nhận dạng. Ngoài ra, còn có Opcode còn hỗ trợ cho Processor biết phải làm gì với những chỉ thị.
Thực thi
Trong bước này, người dùng phải biết các hành động phải làm để thực hiện các chỉ thị chính xác, điều này phụ thuộc vào lõi Processor nào được sử dụng và thông tin nào được đưa vào đó.
Ghi lại
Bất kỳ hoạt động nào được chuyển đến từ tìm nạp, giải mã và thực thi, các thông tin đều được lưu trữ trong bản ghi. Khi đó, bất kỳ ứng dụng nào đang chạy trong thiết bị hoặc các công việc đang diễn ra đều được thông báo cho Processor và thực hiện các truy vấn cho ra kết quả.
Processor có những đặc điểm như thế nào?
Hiệu suất
Processor có lẽ là yếu tố quyết định duy nhất đến hiệu suất hệ thống trong máy tính. Trong khi các thành phần khác như bộ nhớ, đĩa cứng, bộ điều hướng,…đóng vai trò quan trọng trong việc xác định hiệu suất.
Tốc độ lõi và xung nhịp của Processor quyết định tốc độ của máy tính, giúp bạn biết lượng thông tin có thể được xử lý trong bao nhiêu thời gian.
Hỗ trợ phần mềm
Các Processor hiện đại nhanh hơn, cho phép sử dụng phần mềm mới nhất, hỗ trợ chạy phần mềm nặng trên máy tính của bạn và tiết kiệm thời gian của bạn bằng cách làm việc hiệu quả và xử lý chính xác hơn.
Sự chắc chắn và tính ổn định
Chất lượng của Processor là một yếu tố quyết định hệ thống sẽ chạy chắc chắn như thế nào. Điều này cũng phụ thuộc ở một trong các yếu tố như tuổi của Processor, mức tiêu thụ năng lượng, bo mạch chủ, điện áp cung cấp, khả năng làm mát,…
Tiêu thụ năng lượng
Ban đầu Processor tiêu thụ điện năng tương đối ít so với các thiết bị hệ thống khác. Nhưng với các cải tiến cao cấp hơn, một số Processor tiêu tốn rất nhiều điện năng, có thể ảnh hưởng đến nhiều thứ, từ việc lựa chọn thiết bị làm mát đến tính ổn định trên tổng thể của hệ thống.
Hỗ trợ bo mạch chủ
Processor là yếu tố quyết định chính trong việc lựa chọn chipset và các loại bo mạch chủ. Bo mạch chủ có khả năng quyết định nhiều khía cạnh và hiệu suất hoạt động của hệ thống.
Những ưu và nhược điểm của hai Processor phổ biến nhất hiện nay
Processor của Intel
Ưu điểm
- Giao tiếp giữa các tiến trình cao
- Hỗ trợ mượt mà cho việc chơi game
- Năng suất hoạt động tốt
- Có độ trễ thấp
Nhược điểm
- Tính năng bảo mật lỏng lẻo, dễ bị tấn công
- Sở hữu ít lõi
- Không có nhiều bộ nhớ cache
- Bộ làm mát kém hiệu quả hoặc không được tích hợp
Processor của AMD
Ưu điểm
- Giao tiếp giữa các tiến trình cao
- Hỗ trợ mượt mà khi chơi game
- Nhiều lõi và luồng hơn
- Hoạt động với nhiều bộ nhớ đệm
- Chế độ bảo mật cao
- Đi kèm với bộ làm mát
Nhược điểm
- Không hoàn toàn tốt khi chơi các game có đồ họa cao
- Phụ thuộc nhiều vào hoạt động của bộ nhớ
- Độ trễ cao
So sánh về Processor của Intel và AMD
Độ phổ biến
Intel được cho là cung cấp nhiều loại Processor hơn, phổ biến cho các dòng máy tính, máy tính xách tay, thiết bị di động. AMD cạnh tranh trong từng lĩnh vực, nhưng xét về mức độ phổ biến thì Intel được cho là nhỉnh hơn.
Giá cả
Processor của Intel tạo ra danh tiếng với lịch sử phát triển của mình, nên có giá cao hơn của AMD. Không có gì lạ khi AMD giới thiệu một loại Processor mới trong phân khúc thị trường với chi phí thấp hơn nhiều so với các lựa chọn tương đương của Intel.
Hiệu suất
Gạt chi phí sang một bên, Intel có xu hướng chiếm ưu thế, một phần vì họ mang đến các loại Processor mới với tốc độ tốt hơn. Intel có một bộ phận nghiên cứu và phát triển cực kỳ giỏi để cho ra đời các loại Processor cực kỳ chất lượng.
Công suất
Một số Processor của Intel sử dụng khoảng một nửa công suất so với các Processor tương đương của AMD. Điều này ảnh hưởng trực tiếp đến tuổi thọ pin hoặc các linh kiện khác trong máy tính.
Tản nhiệt
Processor của AMD có xu hướng làm mát tốt hơn, khiến chúng trở nên hấp dẫn hơn đối với các không gian kín, giảm tình trạng nóng máy khi sử dụng lâu.
Các so sánh chỉ dựa trên những đánh giá khách quan của đa số người dùng. Việc sử dụng Processor còn phụ thuộc vào sự hỗ trợ của các linh kiện, khi sử dụng thích hợp Processor sẽ phát huy toàn bộ hiệu suất hoạt động trên máy tính.
Sở hữu một Processor giúp cải thiện tốc độ máy tính tốt hơn, cải thiện chất lượng hình ảnh và đặc biệt bạn có thể sử dụng các ứng dụng, phần mềm có chất lượng đồ họa cao. Thông qua bài viết, bạn đã hiểu hơn và đưa ra một quyết định thấu đáo khi cần đến Processor. Chúc bạn may mắn.
Một số câu hỏi liên quan đến Processor
Làm thế nào để cải thiện tốc độ máy tính khi chơi game?
Nếu bạn muốn trải nghiệm các trò chơi với chất lượng đồ họa cao, bạn có thể nâng cấp Processor của mình ở mức cao hơn. Việc nâng cấp các Processor sẽ giúp nâng cao hiệu suất xử lý hình ảnh, tăng tốc độ máy tính và bạn có thể trải nghiệm các game đồ họa cao.
Nên sử dụng AMD hay Intel cho máy tính?
Mỗi loại Processor đều có những tính năng hỗ trợ cho máy tính khác nhau. Bạn cần biết rõ nhu cầu và tìm hiểu kỹ hiệu suất hoạt động của các Processor trước khi sử dụng cho máy tính, tránh trường hợp không phù hợp với máy hoặc không thực hiện được các tác vụ như mong muốn.
Tại sao sử dụng Processor lại khiến cho máy tính bị nóng?
Khi bạn sử dụng các Processor có hiệu suất cao, đồng nghĩa với việc máy tính của bạn sẽ được vận hành trong việc nhập, xuất, xử lý thông tin dữ liệu ở tốc độ cao hơn. Processor tác động toàn bộ hệ thống máy tính hoạt động ở hiệu suất cao có thể gây ra tình trạng nóng máy.
Không trang bị quạt tản nhiệt khi sử dụng Processor hiện suất cao có xảy ra vấn đề gì không?
Khi máy tính hoạt động Processor hiệu suất cao, nhưng không trang bị quạt tản nhiệt, máy tính của bạn sẽ bị nóng. Khi máy tính nóng sẽ gây ảnh hưởng đến toàn bộ hệ thống, các tác vụ được xử lý chậm, vấn đề này diễn ra lâu có thể làm hỏng máy tính.