Yếu tố để tạo nên một tập thể vững chắc bao gồm sự đoàn kết, năng lực các thành viên và khả năng của người lãnh đạo. Trong kinh doanh, để chỉ khả năng của người lãnh đạo, người ta thường dùng thuật ngữ Leadership. Nếu bạn chưa biết Leadership là gì, hãy cùng Tino Group tìm hiểu chi tiết qua bài viết dưới đây nhé!
Tìm hiểu tổng quan về Leadership
Leader là gì?
Leader được hiểu theo nhiều nghĩa như: trưởng nhóm trong team, người lãnh đạo, chỉ huy, người đứng đầu trong một tổ chức, tập thể. Nhiệm vụ của Leader là người vạch ra phương hướng, tạo ra những kế hoạch cụ thể cho tổ chức. Bằng cách sử dụng những kỹ năng quản lý của mình để hướng dẫn họ thực hiện đúng mục tiêu đặt ra. Trong doanh nghiệp, Leader có thể bao gồm tổng giám đốc, giám đốc điều hành hoặc giám đốc các phòng ban,..
Leadership là gì?
Leadership được định nghĩa là khả năng của người lãnh đạo. Nói một cách dễ hiểu, nếu Leader (người lãnh đạo) có vai trò xác lập hướng đi, xây dựng hình ảnh của một tập thể hoặc cả một tổ chức thì Leadership là thuật ngữ được dùng để chỉ những khả năng giúp Leader thực hiện vai trò đó.
Leadership tốt mang đến hiệu quả gì?
Tạo được tầm nhìn đầy cảm hứng
Tầm nhìn cảm hứng là những định hướng trong tương lai có khả năng mang lại cảm hứng và nguồn động lực to lớn cho các thành viên trong tổ chức hướng đến.
Thúc đẩy động lực làm việc cho nhân viên
Bên cạnh khả năng mở ra một tầm nhìn hấp dẫn, Leader còn phải có nhiệm vụ thúc đẩy và tạo động lực cho mọi thành viên trong tổ chức, từ đó những mục tiêu đề ra mới hoàn thành hiệu quả. Một Leader giỏi sẽ biết cách liên kết hai kỳ vọng sau đây để tạo động lực cho thành viên:
- Kỳ vọng về những thách thức trong công việc sẽ dẫn đến kết quả tốt.
- Kỳ vọng về kết quả tốt sẽ dẫn đến những phần thưởng hấp dẫn.
Quản lý và phân bổ công việc hiệu quả
Leader phải đảm bảo các công việc quan trọng sẽ được quản lý đúng cách và được chuyển giao hiệu quả. Bên cạnh đó, các thành viên trong nhóm cũng phải tự mình đề mục tiêu hiệu suất được liên kết với tầm nhìn chung của cả nhóm.
Huấn luyện và xây dựng đội nhóm
Lãnh đạo thôi chưa đủ, Leader giỏi cần phải biết đào tạo và huấn luyện các thành viên để họ phát huy sức mạnh cá nhân, từ đó sẽ nâng cao sức mạnh của tập thể.
Những kỹ năng giúp bạn sở hữu Leadership
Kỹ năng đưa ra quyết định
Leader giỏi thường ít khi đưa ra quyết định sai lầm và luôn biết cách giảm thiểu rủi ro cho tập thể. Khi ra quyết định Leader luôn phải nhìn nhận và phán đoán công việc từ nhiều khía cạnh khác nhau một cách chính xác nhất, xem xét cả những lợi thế và rủi ro từ đó phân chia công việc hiệu quả. Để làm được điều này đòi hỏi Leader phải có kiến thức sâu rộng trên nhiều lĩnh vực và có trải nghiệm thực tế nhiều.
Kỹ năng giải quyết vấn đề
Đối với công việc lãnh đạo, mỗi ngày sẽ có hàng chục vấn đề lớn nhỏ phát sinh và cần giải quyết. Do đó, để trở thành Leader giỏi, kỹ năng giải quyết vấn đề trở nên vô cùng quan trọng. Đối mặt với nhiều vấn đề như vậy, Leader cần quyết một cách khéo léo và mang lại hiệu quả cao bằng việc tìm kiếm và tìm kiếm các giải pháp khác nhau, từ đó lựa chọn giải pháp tối ưu nhất.
Biết cách quản lý thời gian hiệu quả
Một Leader phải hiểu rõ và bố trí thời gian cho từng công việc của bản thân. Có sự phân chia công việc hợp lý cho mình và các thành viên khác, các deadline cũng phải phù hợp với tính chất của công việc và luôn đảm bảo những công việc đó không bị chồng chéo lên nhau
Kỹ năng giao tiếp tốt
Dù bạn có phải là lãnh đạo hay không, giao tiếp luôn là chìa khóa dẫn đến thành công trong công việc. Kỹ năng này đòi hỏi sự tinh tế kết hợp với những kinh nghiệm xã hội của nhà quản lý. Đối với Leader, giao tiếp thông qua các kênh các nhau với những thành viên trong team sẽ giúp tập thể cũng trở nên gắn kết hơn, bên cạnh đó nếu giao tiếp tốt sẽ giúp ý tưởng của Leader trở nên thuyết phục hơn.
Biết nhận trách nhiệm và trở thành tấm gương của tập thể
Khi bạn là người lãnh đạo, bạn sẽ nắm rõ từng công việc và rủi ro trong từng hạng mục. Vì vậy, khi có vấn đề xảy ra, đừng tập trung đổ lỗi cho thành viên mà hãy nên thừa nhận sai sót trong khâu quản lý nếu có liên quan đến bạn.
Bên cạnh đó, mỗi hành động, thái độ và cách xử lý vấn đề của Leader sẽ là tấm gương cho các cá nhân khác trong tổ chức noi theo. Vì vậy, để ngồi ở vị trí này bạn cần phải có một phong cách và tác phong làm việc tốt.
Trao quyền và tin tưởng
Lãnh đạo sẽ biết năng lực của từng thành viên trong tập thể, do đó việc trao các quyền hạn phù hợp là điều vô cùng cần thiết. Khi tự tin giao công việc cho thành viên, Leader mới đủ thời gian để quản lý những công việc khác. Nếu có bất kỳ vấn đề xảy ra thì hãy để cho thành viên tự giải quyết với sự hỗ trợ từ phía bạn chứ không phải là bạn phải đứng ra giải quyết hộ hoàn toàn.
Sẵn sàng giúp đỡ mọi người khi cần
Khi các thành viên trong team gặp khó khăn, bạn cần phải đứng ra hỗ trợ, vì nhiệm vụ đó do chính bạn đưa ra, bạn sẽ biết được tính khả thi của nó và chỉ có bạn mới đủ khả năng giải quyết.
Các phẩm chất cần thiết của Leader giỏi
Trung thực và liêm chính
Bất cứ ngành nghề hoặc vị trí nào cũng vậy, tính trung thực và liêm chính luôn được ưu tiên hàng đầu. Người lãnh đạo cần thể hiện được những phẩm chất này mới có thể làm gương cho cấp dưới noi theo và tạo ra giá trị riêng cho bản thân.
Sự tự tin
Bạn phải thể hiện sự tự tin trong bất kỳ hoàn cảnh nào thì các thành viên khác mới cảm thấy tin tưởng và tôn trọng bạn, điều này sẽ tạo cho họ cảm hứng và động lực hướng đến mục tiêu chung.
Sáng tạo và đổi mới
Đừng bao giờ dẫn dắt thành viên đi trên một con đường cũ nếu nó không hiệu quả. Tư duy sáng tạo và đổi mới sẽ giúp người lãnh đạo nhận được sự tin tưởng của số đông.
Sự đồng cảm
Bạn nên nhớ, Leader người truyền cảm hứng, dẫn dắt nhân viên trong tập thể. Vì vậy sự đồng cảm là phẩm chất nên có ở người lãnh đạo. Không phải nhân viên nào cũng có năng lực như nhau, mỗi người sẽ có một khó khăn nhất định, sự đồng cảm sẽ tạo ra mạng lưới liên kết, giúp công việc trôi chảy và đạt được kết quả tốt nhất cũng như giúp người lãnh đạo thu phục được lòng người.
Như vậy, qua bài viết này bạn cũng đã hiểu rõ thuật ngữ Leadership cũng như những kỹ năng cần có của một nhà lãnh đạo giỏi. Hãy xem bản thân bạn đã đạt được những khả năng nào và có thích hợp để trở thành nhà lãnh đạo hay không nhé!
FAQs về Leadership
Leadership có phải là một chức danh không?
Leadership không phải là một chức danh và không liên quan đến thâm niên hay vị trí cấp độ trong cơ cấu phân cấp của doanh nghiệp. Đồng thời, khả năng lãnh đạo sẽ không tự động xuất hiện khi bạn đạt đến một chức vụ nào đó.
Có phải chỉ có Leader mới có Leadership?
Leadership là một khả năng, nếu một ai đó trong nhóm có đầy đủ tố chất cần thiết thì tất nhiên sẽ có khả năng lãnh đạo, dù đó là một tôn giáo, một nhóm người trong cộng đồng, hay kể cả trong một gia đình.
Leader có phải là Manager?
Nếu có một nhóm gồm 20 người dưới bạn, bạn có thể là một quản lý và bạn phải làm mọi thứ từ việc lên kế hoạch, đo lường, giám sát, hỗ trợ, đôn đốc, nhắc nhở,…nếu làm tốt, bạn đang là một người quản lý. Tuy nhiên, lãnh đạo sẽ khác quản lý ở 5 điểm sau:
- Lãnh đạo là người khởi điểm cho một ý tưởng còn quản lý sẽ cùng nhân viên của mình triển khai ý tưởng đó
- Nhiệm vụ của một lãnh đạo là định hướng doanh nghiệp trong tương lai, trong khi quản lý sẽ chịu trách nhiệm trong hiện tại.
- Trong công việc, lãnh đạo là người mang lại niềm tin, quản lý sẽ dựa trên sự kiểm soát.
- Lãnh đạo dựa trên sự bao quát, tổng thể trong toàn doanh nghiệp còn quản lý luôn đi theo một hướng nhất định trong công việc.
- Lãnh đạo sẽ biết cách tìm hiểu nhân viên khi xảy ra vấn đề nhằm tìm cách giải quyết tốt nhất. Trong khi quản lý chỉ luôn hướng đến kết quả của nhân viên.
Leadership là bẩm sinh hay luyện tập?
Có những người khi sinh ra đã có những tố chất giúp họ có nhiều kỹ năng lãnh đạo hơn người khác, tuy nhiên bất kỳ ai cũng có thể học cách trở thành lãnh đạo. Trong lịch sử cũng có nhiều những người như thế, họ không có bất kỳ kinh nghiệm lãnh đạo nào trước đó, nhưng với kỹ năng và tố chất của mình, họ là những người đi đầu, dám đứng lên kêu gọi và thuyết phục số đông còn lại làm theo họ để cuối cùng vượt qua biết bao nhiêu cuộc khủng hoảng.
Ví dụ:
- Trong kinh doanh ta có Steve Jobs của Apple hay James R. Cantalupo của McDonald’s. Họ đều là những CEO kiệt xuất giúp doanh nghiệp đi lên từ đống đổ nát và trở thành một đế chế.
- Hay trong lịch sử Việt Nam, Hưng Đạo đại vương Trần Quốc Tuấn cũng được xem là một nhà lãnh đạo, nhà quân sự lỗi lạc, với tài cầm quân kiệt xuất và khả năng khơi dậy ngọn lửa yêu nước của quân nhân ta đã giúp nhà Trần đánh bại đế chế Mông Nguyên hùng hậu lúc bấy giờ.