Kỷ nguyên công nghệ số đã tạo ra nhiều sự thay đổi trong cách thức truyền thông. Sự xuất hiện của KOLs chính là một trong số đó, đây là một hình thức Marketing vô cùng hiệu quả được nhiều doanh nghiệp lớn áp dụng. Bạn hãy cùng TinoHost tìm hiểu KOLs là gì trong bài viết hôm nay nhé!
KOLs là gì?
Định nghĩa KOLs
KOLs là viết tắt của Key Opinions Leaders, tạm dịch: Người tư vấn chính hay người dẫn dắt tư tưởng. Đây là những cá nhân có tầm ảnh hưởng đến cộng đồng, họ sẽ được các doanh nghiệp mời tham gia vào các dự án Marketing và trở thành người đại diện để quảng bá, truyền tải thông điệp cho một sản phẩm nào đó.
Một KOLs cần phải đáp ứng những điều kiện gồm:
- Có độ phủ sóng cao
- Có khả năng làm ảnh hưởng đến quyết định của người tiêu dùng
- Phù hợp với thương hiệu
Trước đây, KOLs thường là các ca sĩ, diễn viên, MC, người mẫu, blogger, vlogger,…Hiện nay, khi lĩnh vực livestream bùng nổ, streamer cũng được coi là KOLs. Nhờ có một lượng fan đông đảo, những streamer này có thể tạo ra một cuộc trò chuyện, làm cho các chiến dịch quảng cáo trở nên hấp dẫn hơn.
Các dạng KOLs phổ biến hiện nay
Celeb (hay Celebrity)
Họ là những người nổi tiếng như các ca sĩ, nghệ sĩ trong showbiz, doanh nhân thành đạt, người của công chúng,..Điểm chung của họ là rất được yêu mến và có cộng đồng người hâm mộ đông đảo. Những KOLs ở nhóm này thường trở thành đại sứ thương hiệu hay gương mặt đại diện cho những thương hiệu lớn. Bên cạnh đó, họ còn là những người tác động mạnh mẽ tới lối sống, văn hóa, định hướng của thế hệ
Ví dụ: Sơn Tùng làm đại sứ thương hiệu cho OPPO, Huấn luyện viên Park Hang Seo và Lương Xuân Trường làm đại sứ thương hiệu của Ngân hàng Shinhan Bank.
Influencer
Đây là nhóm người có sức ảnh hưởng, tuy nhiên độ phủ của họ hẹp hơn các Celeb và thường phổ biến trên mạng xã hội, điển hình là Facebook. Bất kỳ ai cũng có thể trở thành Influencer, họ thường là các streamer, blogger, vlogger,..
Mass seeder
Sức ảnh hưởng của Mass seeder nhỏ hơn nhiều so với hai nhóm trên, đối tượng của nhóm này thường tập chung vào các khách hàng nhỏ lẻ. Một bộ phận khách hàng có xu hướng không tin vào những quảng cáo của Celeb hay Influencer nhưng họ lại tin vào những gì Mass seeder giới thiệu. Điển hình của nhóm này là các Reviewer trên Youtube, TikTok.
Vai trò của KOLs trong Marketing
Tiếp cận đúng khách hàng mục tiêu
Thông thường khi chọn KOLs, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn dựa trên đối tượng khách hàng của sản phẩm. Ví dụ như sản phẩm của doanh nghiệp phù hợp cho giới trẻ, các KOLs thường là những ca sĩ, diễn viên trẻ đang nổi tiếng hiện nay. Nếu lựa chọn được KOLs phù hợp, thương hiệu sẽ nhanh chóng tiếp cận với mục tiêu và tạo hình ảnh cho riêng mình.
Tăng mức độ nhận diện thương hiệu
Nhận định từ các KOLs sẽ giúp cho thương hiệu lan tỏa ưu điểm, trở nên nổi bật hơn trong mắt khách hàng, từ đó hình ảnh của thương hiệu sẽ xuất hiện một cách vô thức trong tâm trí của người tiêu dùng. Ví dụ khi nhắc tới Sơn Tùng MTP, nhiều người sẽ liên tưởng đến hãng điện thoại OPPO.
Bên cạnh đó, một doanh nghiệp lớn khi thực hiện chiến lược Marketing thường không chỉ mời 1 KOLs duy nhất mà sẽ có nhiều KOLs tham gia để tăng độ phủ thương hiệu.
Tăng mức độ uy tín cho sản phẩm
Tùy vào sản phẩm đang kinh doanh, các doanh nghiệp sẽ lựa chọn những KOLs có kiến thức chuyên môn nhất định hoặc chính các KOLs đó cũng là khách hàng của sản phẩm. Một ví dụ đơn giản, những thương hiệu phụ kiện máy tính như bàn phím, tai nghe, chuột,…rất thường hay mời các streamer game quảng bá sản phẩm của mình, vì các streamer đó sẽ có kiến thức và trải nghiệm sản phẩm thực tế hơn các KOLs khác.
Thúc đẩy doanh số, gia tăng lợi nhuận bán hàng
Dù chiến lược Marketing có bao nhiêu mục đích đi nữa, mục đích cuối cùng vẫn là tạo lợi nhuận trong kinh doanh. Sử dụng KOLs không chỉ để tăng độ phủ cho thương hiệu mà còn nhờ vào khả năng ảnh hưởng đến quyết định mua hàng của người tiêu dùng, từ đó làm tăng doanh số cho doanh nghiệp.
Cách lựa chọn KOLs phù hợp cho doanh nghiệp
Nếu doanh nghiệp của bạn đang cần một KOLs làm đại diện cho thương hiệu, hãy dựa trên một số nguyên tắc dưới đây để lựa chọn:
- Kiến thức chuyên môn hoặc hình ảnh, phong cách thường ngày của KOL phải phù hợp với sản phẩm, lĩnh vực cần quảng bá.
- Người hâm mộ KOLs là đối tượng khách hàng mục tiêu của doanh nghiệp
- Hãy đưa kế hoạch cụ thể cho KOLs quảng bá thật khéo léo, tránh để khách hàng cảm thấy PR lộ liễu
- Chỉ lựa chọn KOLs có lối sống chuẩn mực và được nhiều yêu mến
- Không lựa chọn KOLs có nhiều tai tiếng sẽ ảnh hưởng đến thương hiệu của doanh nghiệp
- Cần đưa ra nhiều phương án thay thế nếu KOLs bất ngờ gặp “drama” lớn
- Xem xét ngân sách của doanh nghiệp để lựa chọn KOLs
Cách để trở thành một KOLs chuyên nghiệp
Việc trở thành KOLs không đòi hỏi bạn phải là ca sĩ hay diễn viên. Nếu bạn đang muốn mình sẽ là KOLs chuyên nghiệp và được nhiều nhãn hàng săn đó, hãy lưu ý những điều dưới đây.
Hiểu rõ điểm mạnh của bản thân
Bạn cần biết mình giỏi trong lĩnh vực nào và hãy thực hiện nhiều content liên quan đến nó. Ví dụ nếu giỏi chơi game, bạn có thể trở thành một streamer.
Xác định rõ người hâm mộ của bạn sẽ gồm những đối tượng nào
Bạn cần xác định rõ đối tượng khán giả bạn nhắm đến là ai, ở độ tuổi nào, có mức thu nhập cao hay thấp để điều chỉnh cho phù hợp. Ví dụ nếu bạn làm review cho giới trẻ phổ thông, thì những sản phẩm bạn dùng không nên quá đắt tiền…
Đầu tư nghiêm túc
Dù xuất phát như thế nào, bạn cũng cần phải có một số trang thiết bị như máy quay, máy ảnh, điện thoại, fanpage, website để trở thành một KOLs. Bên cạnh đó, việc đầu tư nhiều chất xám cho nội dung là vô cùng quan trọng.
Nỗ lực trong công việc
Bạn cần bỏ công sức, thời gian và cả sự tâm huyết của mình vào đó để có chất lượng tốt nhất trong mỗi nội dung mình làm ra.
Có nhiều mối quan hệ
Để trở thành một KOLs chuyên nghiệp, bạn cần có kỹ năng giao tiếp tốt và xây dựng các mối quan hệ với mọi người từ đó mới có thể tiếp cận được các nhãn hàng, thương hiệu.
KOLs đã tạo nên những thay đổi tích cực và dần được biết đến như “quân át chủ bài” trong hoạt động truyền thông của các doanh nghiệp. Bài viết trên cũng đã khái quát những thông tin cơ bản về KOLs trong Marketing, hy vọng những bạn nào đang theo đuổi nghề này sẽ thành công hơn nhé.
FAQs về KOLs
KOLs có ảnh hưởng đến hoạt động SEO không?
Chỉ cần KOLs đăng một bài đăng trên blog hay các trang mạng xã hội nói về thương hiệu, sản phẩm kèm với một liên kết dẫn về website sẽ được Google đánh giá khá cao. Vì vậy với số lượng khách hàng tiềm năng từ các KOL cao sẽ giúp tăng click vào website bạn.
Có thể làm KOLs cho lĩnh vực mình không có chuyên môn không?
Thông thường, một KOLs cho nhãn hàng nào đó đòi hỏi bạn phải có kiến thức chuyên môn cho lĩnh vực đó. Tuy nhiên, với một số mặt hàng chỉ cần hình ảnh của KOLs phù hợp với sản phẩm là được với điều kiện bạn phải thật nổi tiếng và nhiều người hâm mộ.
Có phải nổi tiếng đều có thể trở thành KOLs không?
Về bản chất, KOLs phải là những người nổi tiếng và được nhiều người hâm mộ Tuy nhiên, nếu bạn nổi tiếng vì những “phốt” hay những trò lố trên mạng xã hội sẽ không có ai dám thuê bạn làm KOLs cả.
KOLs và Influencer có khác nhau không?
Trong khi Influencers điển hình được định nghĩa như một cá nhân có lượng theo dõi lớn trên mạng xã hội và thiên về lĩnh vực giải trí thì các KOL được hiểu rộng hơn bao gồm cả chuyên gia trong các lĩnh vực như khoa học, nông nghiệp, dược phẩm, chính trị, công nghệ,…
Một số chuyên gia có thể sở hữu lượng lớn fan hâm mộ trên mạng xã hội như Influencer nhưng không phải Influencer nào cũng đưa ra được ý kiến về sản phẩm có mang tính chuyên môn. Đây là sự khác biệt lớn nhất giữa hai thuật ngữ này.
Mọi thắc mắc và góp ý liên quan, xin vui lòng liên hệ ngay TinoHost để được tư vấn chi tiết hoặc Fanpage để cập nhật những thông tin mới nhất nhé!
Với bề dày kinh nghiệm hơn 5 năm cung cấp hosting, dịch vụ cho thuê máy chủ, các dịch vụ liên quan đến tên miền và bảo mật website, hãy để TinoHost đồng hành cùng bạn trên con đường khẳng định thương hiệu trên bản đồ công nghệ toàn cầu!