Khi thời đại công nghệ số phát triển, e-commerce platform ra đời như một loại hình kinh doanh tất yếu. Việc đầu tiên bạn cần làm để đảm bảo sự vận hành kinh doanh có thể diễn ra suôn sẻ là tìm cho mình một nền tảng thương mại điện tử uy tín và chất lượng. Bài viết này sẽ cung cấp cho bạn những e-commerce platform thịnh hành nhất hiện nay.
E-commerce platform là gì?
E-commerce (electronic commerce) là hình thức kinh doanh cho phép người mua và người bán giao dịch hàng hóa qua internet, phương thức thanh toán đa dạng gồm có cả trực tuyến và ngoại tuyến. Chúng ta có thể chia ra thành hai khái niệm nhỏ là kinh doanh điện tử và thương mại điện tử. Trong đó, kinh doanh điện tử đề cập đến tất cả khía cạnh của hình thức kinh doanh trực tuyến thì thương mại điện tử chủ yếu đề cập đến giao dịch và thanh toán trong lúc trao đổi, mua bán. Vì thế ta có thể hiểu thương mại điện tử như một tập hợp con của kinh doanh điện tử.
Hình thức kinh doanh này lần đầu tiên được hiện thực hóa trên thị trường là vào ngày 11 tháng 8 năm 1994, được bắt đầu từ câu chuyện của một anh bạn người Mỹ. Nam thanh niên này đã trao đổi CD với bạn mình qua trang web NetMarket, Từ đó, con người có nhu cầu giao dịch qua máy tính internet hơn, dần trở nên phổ biến và để đáp ứng được nguyện vọng đấy, các nhà lập trình đã tạo ra được các nền tảng trung gian.
Một e-commerce platform tốt sẽ đạt những tiêu chuẩn nào?
Đây là một trong những cách giúp cho các doanh nghiệp gia tăng doanh thu trong thời kỳ công nghệ 4.0. Để có thể thắng lớn trong hình thức kinh doanh mới này, bạn cần trang bị cho mình rất nhiều kỹ năng, kiến thức, kinh nghiệm,..
Dẫu rằng việc kiếm tiền trực tuyến sẽ có phần tiết kiệm và dễ dàng hơn với trực tiếp, song vẫn còn tồn tại nhiều rủi ro. Vì thế, bạn cần chọn cho mình những nền tảng có thể giúp việc kinh doanh trở nên trơn tru, thuận tiện hơn. Đó là một e-commerce platform thỏa các tiêu chí sau.
Khả năng quản lý hàng tồn kho
Bạn nên lưu ý về phần này vì việc kiểm soát tốt hàng dự trữ là một điều vô cùng cần thiết. Nếu bạn không làm chủ được kho hàng, bạn sẽ dễ dẫn đến các nguy cơ: thiếu hụt/ dư thừa hàng, nhầm lẫn trong báo cáo thống kê,…
Khả năng phân loại hàng hóa
Việc phân chia các sản phẩm thành từng nhãn khác nhau là một tiện dụng không thể thiếu của một e-commerce platform tốt. Khách hàng sẽ rất dễ tìm kiếm mặt hàng mà họ cần, kể cả bạn cũng có thể kiếm tìm dễ hơn để tư vấn cho khách.
Khả năng ưu đãi và khuyến mãi
Đây là một chiến thuật marketing quá đỗi quen thuộc. Có thể giá thành khi mua trực tiếp hoặc trực tuyến là như nhau nhưng nếu một trong hai có khuyến mãi ví dụ như freeship, tặng một sản phẩm nhỏ đi kèm. Bạn biết sự lựa chọn của khách hàng sẽ là gì rồi đấy.
Khả năng liên kết thanh toán
Ngày nay, không chỉ các trang thương mại điện tử cạnh tranh nhau, mà còn có cả hình thức thanh toán cũng tranh thủ vị thế của mình. Việc trả bằng thẻ tín dụng hoặc các ví điện tử là một ưu điểm cho platform.
Khả năng phân tích thông tin, review sản phẩm
Vì đây là hình thức mua hàng trực tuyến nên khách hàng sẽ còn đôi chút quan ngại về những tên tuổi xa lạ hay chất lượng chưa đảm bảo. Hiểu được tâm lý của khách hàng, các nền tảng thương mại e-commerce đều bổ sung chức năng cung cấp thông tin chi tiết cùng đánh giá và bình luận về sản phẩm để không ngừng phát triển.
Trên đây là các yếu tố lý tưởng của một nền tảng phổ biến. Nếu bạn muốn tìm kiếm những điều trên trong một e-commerce platform thích hợp để áp dụng cho việc kinh doanh của mình thì những cái tên sau đây ắt sẽ không làm bạn thất vọng.
Top 3 e-commerce platform tốt nhất hiện nay
Woocommerce
Đây là một công cụ phổ biến cho việc vận hành kinh doanh trên e-commerce platform với các đặc tính sau:
- Là phần mềm độc lập, cần được cài vào WordPress.
- Là một plugin của WordPress.
- Hỗ trợ chức năng quản lý sản phẩm và đặt hàng.
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán.
- Cần cài đặt thêm plugin để quản lý bên thứ ba.
- Rất nhiều web bán hàng online được xuất thân từ đây, gồm có cả miễn phí và trả phí.
- Thiết bị di động dễ sử dụng.
- Tốc độ đường truyền bình ổn, tùy thuộc vào hosting.
- Hỗ trợ khả năng báo cáo thống kê tình hình kinh doanh của cửa hàng ở mức căn bản.
- Hỗ trợ thực hiện các mã chiết khấu, ưu đãi.
Đây là sự lựa chọn phù hợp cho những ai đang kinh doanh, có nhu cầu kinh doanh cơ bản.
Magento
Magento là e-commerce platform thịnh hành trong phân khúc doanh nghiệp có quy mô vừa và lớn, giúp cho công việc kinh doanh của bạn trở nên suôn sẻ hơn với các đặc điểm sau:
- Là nền tảng yêu cầu đăng ký người dùng để có thể sử dụng.
- Có sub domain và hosting cho cửa hàng online và hỗ trợ thiết lập tên miền riêng.
- Hỗ trợ tính năng quản lý sản phẩm và quản lý đặt hàng.
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán khác nhau.
- Tính năng quản lý khách hàng ở mức cơ bản.
- Hơn 100 mẫu thiết kế web bán hàng chuyên nghiệp.
- Thiết bị di động dễ sử dụng.
- Không giới hạn băng thông đường truyền.
- Thống kê báo cáo chi tiết về nhu cầu và thói quen tiêu dùng của khách hàng.
- Hỗ trợ thực hiện các mã chiết khấu.
- Tích hợp với Square và các sàn thương mại điện tử khác.
Xét về nhiều khía cạnh, Magento vượt lên dẫn trước với sự đa năng và linh hoạt của mình. Tuy nhiên, đây là phần mềm dành cho những công ty tầm trung trở lên, thế nên nếu bạn là người mới bắt đầu thì đây có vẻ không phải là lựa chọn thích hợp cho bạn.
Shopify
Đây cũng là một trong các đối trọng đáng phải dè chừng của các e-commerce platform thịnh hành khác vì tính ứng dụng của mình, với những đặc tính sau:
- Đây là phần mềm yêu cần phải đăng ký sử dụng.
- Tương tự như Magento, bạn sẽ có subdomain, hosting và kể cả tên miền riêng.
- Hỗ trợ tính năng quản lý sản phẩm và quản lý đặt hàng.
- Hỗ trợ nhiều phương thức thanh toán giao dịch.
- Tính năng quản lý khách hàng ở mức cơ bản.
- Có hơn 100 mẫu thiết kế website chuyên nghiệp.
- Tiện dụng cho các thiết bị điện thoại di động, không những vậy, bạn còn có thể chỉnh sửa trực tiếp HTML và CSS.
- Không giới hạn băng thông đường truyền.
- Tính năng báo cáo thống kê ở mức cơ bản.
- Hỗ trợ chức năng giảm giá, chiết khấu, quà tặng.
- Liên kết nhiều kênh bán hàng khác như POS, Facebook, …
- Nhiều apps nhỏ lẻ hỗ trợ việc bán hàng online.
Shopify là một trong các e-commerce platform dễ sử dụng lại có đa dạng các chức năng. Đây cũng là một trong các cân nhắc lớn dành cho những ai muốn lấn sân sang kinh doanh.
Mỗi platform là một chức năng cùng với các ưu điểm, nhược điểm khác nhau. Hy vọng bài viết này có thể cung cấp cho bạn những kiến thức cơ bản về các e-commerce platform thịnh hành nhất ngày nay. Từ đó, bạn sẽ có các quyết định phù hợp cho quy mô kinh doanh của mình.
Những câu hỏi thường gặp
Ngoài ba tên tuổi trên, người dùng còn có những lựa chọn nào khác?
Hiện nay, có rất nhiều nền tảng nổi tiếng khác như là: Bigcommerce, Wix Ecommerce, Open Real Estate, CubeCart, osCommerce, AbanteCart, OpenCart, PrestaShop,…
Các mô hình phổ biến của e-commerce là gì?
Thương mại điện tử sẽ được chia thành ba thành tố chính: G (government: chính phủ). B (business: doanh nghiệp), C (consumer: người tiêu dùng). Từ đó, ta có chín mô hình kinh doanh của thương mại điện tử, gồm có: G2G, G2B, G2C, B2G, B2B, B2C, C2G, C2B, C2C và bốn loại chính là B2B, B2C, B2G, C2C.
Đâu là những ví dụ về e-commerce?
Có rất nhiều hình thức kinh doanh đối với e-commerce như là: bán lẻ, bán sỉ, dropshipping, huy động vốn từ cộng đồng, đăng ký, hàng hóa hữu hình, digital products, dịch vụ,…
Đâu là nhánh công việc quan trọng của e-commerce?
E-commerce sẽ có hai nhánh công việc lớn đó là e-commerce executive và e-commerce marketing. Executive nghĩa là bạn sẽ chịu toàn bộ trách nhiệm công việc trong quá trình thực thi và hoạt động của doanh nghiệp. Marketing bạn sẽ đảm nhận bên bộ phận quảng bá, quảng cáo để thu hút thật nhiều khách hàng qua các chiến dịch của mình.