Trong thời đại số hóa, việc bảo vệ và quản lý quyền sở hữu trí tuệ đang trở thành một thách thức lớn đối với các nhà sáng tạo. Quy trình truyền thống dựa trên giấy tờ không chỉ lỗi thời mà còn không theo kịp tốc độ phát triển của thế giới kỹ thuật số. Story Protocol ra đời như một giải pháp tiên phong, sử dụng công nghệ blockchain để mang lại tính minh bạch, tự động hóa và lập trình cho việc quản lý sở hữu trí tuệ. Vậy cụ thể Story Protocol là gì?
Tổng quan về dự án Story Protocol
Story Protocol là gì?
Story Protocol là một dự án web3 tập trung vào việc giải quyết các vấn đề liên quan đến quyền sở hữu trí tuệ (Intellectual Property – IP) thông qua công nghệ blockchain và khả năng lập trình. Mục tiêu của dự án là giúp các nhà sáng tạo nội dung quản lý và kiếm tiền từ tác phẩm của họ dễ dàng hơn, đồng thời cho phép các nhà phát triển xây dựng các ứng dụng sử dụng IP theo những cách thú vị hơn.
Quan điểm của dự án cho rằng các hệ thống IP hiện nay dựa trên các quy trình lỗi thời, sử dụng giấy tờ, hoàn toàn không thể theo kịp tốc độ và quy mô của thế giới kỹ thuật số. Vì vậy, đang tồn tại một khoảng cách ngày càng lớn giữa việc kiểm soát tác phẩm của các nhà sáng tạo và sự đền bù công bằng cho những đóng góp đó.
Do đó, nhóm phát triển đang làm việc để xây dựng cơ sở hạ tầng nền tảng không chỉ bảo vệ quyền sở hữu trí tuệ mà còn cho phép chúng được kết hợp và sử dụng mà không cần sự cho phép.
Story Protocol được thành lập bởi Seung Yoon Lee, Jason Zhao và Jason Levy vào năm 2022. Dự án đã nhận được khoản đầu tư ban đầu trị giá 29,3 triệu USD với nhà đầu tư dẫn đầu là a16z crypto vào tháng 5 năm 2023. Sau đó, dự án đã thành công trong vòng gọi vốn Series A trị giá 25 triệu USD vào tháng 9 năm 2023 cũng từ nhà đầu tư dẫn đầu này. Mới đây, vào tháng 8 năm 2024, Story Protocol tiếp tục gọi vốn thành công vòng Series B với 80 triệu USD.
Dù đang trong giai đoạn thử nghiệm (testnet), Story Protocol đã thu hút được rất nhiều sự quan tâm. Nền tảng này đang ghi nhận khoảng 5 triệu giao dịch mỗi ngày từ một cộng đồng sôi động với gần 19 triệu địa chỉ ví vào tháng 10 năm 2024, cho thấy mức độ tương tác mạnh mẽ từ sớm.
Các thành phần cốt lõi của Story Protocol
Story Protocol có 2 thành phần chính:
- IP có khả năng lập trình (Programmable IP)
- ERC-6551
IP có khả năng lập trình (Programmable IP)
Tương tự như cách blockchain giới thiệu khái niệm “tiền có thể lập trình”, tức là tiền mã hóa (cryptocurrency), Story Protocol mang đến khái niệm “IP có khả năng lập trình”.
Theo nhóm phát triển, IP có khả năng lập trình là một mô hình quản lý quyền sở hữu trí tuệ mới, nơi các quyền, điều khoản cấp phép và quy tắc kiếm tiền liên quan đến một tài sản sáng tạo được tích hợp vào các Smart Contract trên blockchain.
Khác với IP truyền thống, nơi quyền sở hữu và quyền sử dụng phải được thương lượng và thực thi thủ công thông qua các thỏa thuận pháp lý, IP có khả năng lập trình tự động hóa quy trình này. Điều này cho phép các nhà sáng tạo định nghĩa trước cách tác phẩm của họ được sử dụng, chỉnh sửa, cấp phép và kiếm tiền theo cách phi tập trung và không cần sự cho phép.
Với lớp IP có khả năng lập trình, Story Protocol cho phép các nhà sáng tạo đăng ký tài sản sáng tạo của họ trên blockchain, chẳng hạn như nhân vật, video, hình ảnh hoặc các phương tiện khác, đồng thời thiết lập các quy tắc lập trình cho việc cấp phép, chỉnh sửa và chia sẻ doanh thu.
ERC-6551 (Tài khoản gắn liền với token)
ERC-6551 là một tiêu chuẩn dành cho các tài khoản gắn liền với token, giúp tăng đáng kể khả năng của các token không thể thay thế (NFT). Tiêu chuẩn này đóng vai trò rất quan trọng trong hạ tầng IP có khả năng lập trình của Story Protocol bằng cách biến mỗi tài sản sáng tạo (được đại diện dưới dạng NFT) thành một tài khoản tự động, có khả năng lập trình.
Trong các NFT truyền thống, token chủ yếu đại diện cho quyền sở hữu một tài sản kỹ thuật số tĩnh, chẳng hạn như một tác phẩm nghệ thuật hoặc một món đồ sưu tập. ERC-6551 giới thiệu khái niệm về một tài khoản gắn liền với NFT, cung cấp cho mỗi NFT khả năng kiểm soát tài sản của chính nó, tương tác với các Smart Contract và thực hiện các hành động mà thông thường chỉ dành cho ví người dùng.
Cách hoạt động của Story Protocol
Story Protocol được thiết kế để hỗ trợ các nhà sáng tạo đăng ký quyền sở hữu trí tuệ (IP) của họ lên blockchain, đảm bảo quyền kiểm soát tác phẩm, đồng thời tối ưu hóa quy trình cấp phép và kiếm tiền. Điều này được thực hiện thông qua công nghệ blockchain và tài khoản gắn liền với token (ERC-6551), mang lại tính lập trình và minh bạch ở mức độ hoàn toàn mới cho nền kinh tế sáng tạo.
Cách thức hoạt động của Story Protocol có thể được chia thành các phần chính sau:
Đăng ký IP và xác minh quyền sở hữu
Việc đăng ký tài sản sáng tạo như tác phẩm nghệ thuật, nhân vật, video hoặc nội dung viết lên blockchain là trọng tâm của Story Protocol. Mỗi tài sản được đăng ký sẽ được đại diện bởi một token không thể thay thế (NFT), nhưng khác với NFT thông thường, đây là “NFT tài sản IP” được liên kết với một “tài khoản IP”.
Tài khoản IP, dựa trên tiêu chuẩn ERC-6551, cho phép người sáng tạo quản lý các quyền liên quan đến tài sản, như điều khoản cấp phép, quyền chỉnh sửa và phân phối tiền bản quyền. Những tài khoản này hoạt động như ví tự lập trình, tự động kiểm soát tất cả các tương tác xung quanh tài sản IP, giúp đơn giản hóa quy trình và đảm bảo minh bạch.
Tính kết hợp cho cộng tác và sáng tạo phái sinh
Story Protocol không chỉ bảo vệ quyền sở hữu IP mà còn cho phép kết hợp nhiều tài sản IP để tạo ra các tác phẩm phái sinh.
Mỗi tài sản IP khi đăng ký sẽ trở thành một nút trong đồ thị IP toàn cầu, kết nối với các IP khác thông qua các mối quan hệ pháp lý và kinh tế. Điều này cho phép hợp tác và sáng tạo dễ dàng hơn mà không cần đến các quy trình pháp lý phức tạp.
Ví dụ, nếu bạn muốn sản xuất một chương trình hoạt hình sử dụng nhân vật từ VeeFriends và Bored Ape Yacht Club (BAYC), bạn chỉ cần triển khai các module cấp phép và tiền bản quyền trên Story Protocol. Các quy tắc này sẽ tự động được thực thi mà không cần giấy tờ hoặc thương lượng phức tạp.
Tự động hóa cấp phép và thỏa thuận
Trong hệ thống IP truyền thống, việc cấp phép thường phức tạp và tốn nhiều thời gian. Với Story Protocol, cấp phép được tự động hóa. Các nhà sáng tạo có thể định nghĩa sẵn điều khoản cấp phép, như phí cấp phép, phần trăm tiền bản quyền và giới hạn sử dụng, thông qua các Smart Contract.
Khi một bên thứ ba muốn sử dụng tài sản IP, họ chỉ cần tương tác với Smart Contract. Sau khi cấp phép thành công, tiền bản quyền sẽ được thanh toán tự động cho nhà sáng tạo và bên sử dụng được phép dùng tài sản theo các điều khoản đã định.
PIL: Giấy phép IP có khả năng lập trình
Giấy phép IP có khả năng lập trình (PIL) là một sáng tạo quan trọng trong Story Protocol, cung cấp khung pháp lý tự động hóa quy trình cấp phép và kiếm tiền từ tài sản sáng tạo.
PIL liên kết trực tiếp các điều khoản pháp lý với Smart Contract trên blockchain, đảm bảo rằng các giao dịch, thỏa thuận cấp phép, và cơ chế chia sẻ doanh thu vừa hợp pháp vừa được tự động hóa. Giấy phép này tuân thủ các công ước toàn cầu như Công ước Berne nên có thể phù hợp với hầu hết các thị trường lớn.
Ngoài ra, PIL còn hỗ trợ cấp phép linh hoạt và tùy chỉnh, cho phép nhà sáng tạo:
- Đặt phí cấp phép ban đầu.
- Xác định phần trăm tiền bản quyền cho các tác phẩm phái sinh.
- Đặt giới hạn sử dụng (ví dụ: chỉ sử dụng phi thương mại hoặc theo khu vực địa lý).
Mỗi giấy phép được cấp sẽ được đại diện dưới dạng một NFT, có thể giao dịch trên thị trường thứ cấp. Điều này tạo ra một thị trường linh hoạt và mới mẻ cho các thỏa thuận cấp phép, giúp nhà sáng tạo không chỉ kiếm tiền từ tài sản IP mà còn từ chính các giấy phép, mở rộng cơ hội doanh thu và hệ sinh thái IP năng động hơn.
Đội ngũ phát triển, nhà đầu tư và đối tác của dự án Story Protocol
Đội ngũ phát triển
Story Protocol được dẫn dắt bởi một đội ngũ sáng lập dày dặn kinh nghiệm, với nền tảng sâu rộng trong lĩnh vực công nghệ, crypto và tài chính. Các thành viên nổi bật bao gồm:
- Seung Yoon Lee: Đồng sáng lập kiêm CEO của Story Protocol, từng là nhà sáng lập ứng dụng Radish Fiction tại Hàn Quốc và làm việc tại quỹ đầu tư Hashed.
- Seung Soo Kim: Đồng sáng lập kiêm Chief of Staff (CoS) của Story Protocol, trước đây cũng giữ vai trò CoS tại Radish Fiction.
- Jason Zhao: Đồng sáng lập Story Protocol, từng là kỹ sư tại Google Deepmind – đơn vị nghiên cứu AI hàng đầu thế giới thuộc Google.
- Jason Levy: Đồng sáng lập Story Protocol, với kinh nghiệm làm việc tại các tập đoàn công nghệ lớn như Apple và Amazon.
Nhà đầu tư
Story Protocol đã huy động thành công tổng cộng 140 triệu USD qua ba vòng gọi vốn. Quỹ a16z dẫn đầu các vòng đầu tư, cùng với sự góp mặt của các quỹ uy tín như Polychain Capital, Hashed Fund, SamsungNext, Alliance DAO,… và các nhà đầu tư thiên thần nổi tiếng như Scott Trowbridge, Balaji Srinivasan, Charlie Songhurst,…
Đối tác chiến lược
Dự án còn thiết lập mạng lưới hợp tác với nhiều tên tuổi lớn trong ngành, bao gồm ZetaChain, LayerZero, Privy, Lens, Allora,… Những đối tác này đóng vai trò quan trọng trong việc xây dựng và mở rộng hệ sinh thái của Story Protocol, mang lại giá trị lớn cho cộng đồng người dùng và nhà sáng tạo.
Kết luận
Với tầm nhìn đột phá và các giải pháp dựa trên công nghệ tiên tiến, Story Protocol mang đến cơ hội chưa từng có cho các nhà sáng tạo, nhà phát triển và đối tác toàn cầu. Dù vẫn đang trong giai đoạn phát triển, tiềm năng của Story Protocol là không thể phủ nhận. Đây không chỉ là công cụ giúp tối ưu hóa quy trình cấp phép và kiếm tiền từ IP, mà còn là cầu nối thúc đẩy sự sáng tạo, hợp tác và đổi mới trong kỷ nguyên số hóa.
CẢNH BÁO: Đây là bài viết chia sẻ thông tin, không phải là lời kêu gọi đầu tư, bạn phải tự chịu trách nhiệm với quyết định của mình. Đầu tư vào các sản phẩm tài chính luôn tiềm ẩn rất nhiều rủi ro nên bạn cần phải cân nhắc thật kỹ trước khi đi đến quyết định cuối cùng. Chúc bạn sáng suốt và tỉnh táo để đưa ra những quyết định đầu tư đúng đắn nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Những lĩnh vực nào có thể áp dụng Story Protocol?
Story Protocol có thể áp dụng trong nhiều lĩnh vực, bao gồm:
- Tạo và cấp phép nội dung đa phương tiện trên nền tảng số.
- Sản xuất nội dung (âm nhạc, phim ảnh, văn học).
- Phát triển game và ứng dụng.
- Quản lý nhân vật và thương hiệu trong các lĩnh vực sáng tạo.
Làm thế nào để tham gia vào Story Protocol?
Bạn có thể tham gia bằng cách đăng ký tài khoản trên nền tảng, kết nối ví tiền mã hóa và bắt đầu đăng ký tài sản IP của mình. Ngoài ra, bạn cũng có thể tham gia cộng đồng Story Protocol để tìm hiểu thêm và hợp tác trong các dự án sáng tạo.
ERC-6551 có vai trò gì trong Story Protocol?
ERC-6551 là tiêu chuẩn token gắn liền với tài khoản, cho phép mỗi NFT không chỉ đại diện cho quyền sở hữu mà còn hoạt động như một tài khoản tự quản lý. Trong Story Protocol, tiêu chuẩn này giúp NFT có thể tương tác với các Smart Contract, quản lý tài sản khác và thực hiện các giao dịch trên chuỗi.
Theo dõi thông tin về dự án Story Protocol ở đâu?
- Website: https://www.story.foundation/
- Twitter: https://x.com/StoryProtocol
- Discord: https://discord.gg/storyprotocol