Khi đăng ký một gói mạng, bạn sẽ quan tâm đến gói mạng sẽ có thể lướt Facebook, Youtube trong bao lâu; hay đơn giản hơn là bạn muốn kiểm tra hoặc tìm hiểu về các đơn vị MB, KB hay Byte. Trong bài viết này, Tino Group sẽ giúp bạn trả lời : 1GB bằng bao nhiêu MB, bao nhiêu KB, bao nhiêu Byte, … cũng như tìm hiểu về cách quy đổi này.
Một số thuật ngữ cần tìm hiểu
Thay vì đi trực tiếp vào giải thích 1 + 1 =2, trong bài viết này, Tino Group sẽ làm sáng tỏ một số điểm trước khi thực hiện quy đổi để bạn hiểu hơn nhé!
Theo lý thuyết, mỗi đơn vị cách nhau 1024 là cách tính được chấp nhận và sử dụng rộng rãi.
Tuy nhiên, đấy không hẳn là cách đúng bạn nhé!
Bit và Byte
Trong máy tính, những thông tin sẽ được lưu trữ dưới dạng đơn vị nhỏ nhất là bit và byte. Vì thế, trong phần này chúng ta sẽ tìm hiểu thêm về 2 thuật ngữ này và cách chúng mã hoá, lưu trữ thông tin nhé!
Bit là gì?
- Một bit là một đơn vị nguyên tử. Đây là đơn vị nhỏ nhất trong các đơn vị lưu trữ.
- Bit chỉ lưu trữ giá trị nhị phân là 0 hoặc 1.
- Máy tính có thể hiểu được điều gì? 0 và 1 là tất cả những gì máy tính có thể hiểu. Đồng nghĩa với việc máy tính chỉ có thể hiểu giá trị bit.
- Bất cứ thứ gì có 2 trạng thái riêng biệt đều có thể lưu trữ 1 bit
- Trong chip, giá trị sạc điện là 0/1
- Trong ổ cứng, điểm tính từ cực bắc/ cực nam = 0/1
- Một nhóm 8 bit sẽ trở thành 1 byte
Byte là gì?
- Byte sẽ hiển thị dưới dạng số thập phân.
- Một byte sẽ có thể lưu trữ 1 ký tự như: a, A hay z hoặc ký tự đặc biệt như $
- Một byte sẽ bằng 8 bit, ví dụ như: 99 = 01100011
Câu chuyện giữa thập phân và nhị phân
Thập phân là những con số từ 0 – 9. Trong khi đó, nhị phân chỉ bao gồm 0 và 1.
Câu chuyện này diễn ra vào thời kỳ đầu khi dung lượng lưu trữ còn rất thấp, chỉ vài chục kilo. Các kỹ sư máy tính nhận ra hệ nhị phân 2 mũ 10 (1024) gần tương đương với hệ thập phân 10 mũ 3 (1000) và họ có thể chuyển từ hệ nhị phân sang thập phân thân thiện với con người hơn, sự khác biệt vào thời điểm này chỉ là 2,4%. Sau đó, con số quy ước chung 1024 nhanh chóng được truyền thông rộng rãi và được công nhận.
Tuy nhiên, sự khác biệt trở nên nghiêm trọng hơn khi hệ số lớn hơn như:
- Khi chuyển lên 2 mũ 40, sự khác biệt lên đến xấp xỉ 10%
- Exascale: 10 mũ 18 và 2 mũ 60 mức độ chênh lệch lên đến 20%
Vì thế, tiêu chuẩn IEC 80000-13: 2008 ra đời nhằm giảm thiểu tối đa sự nhầm lẫn không đáng có này khi dung lượng lưu trữ dữ liệu đang ngày càng tăng lên không ngừng nghỉ.
Cho đến thời điểm hiện tại, cả 2 cách tính này vẫn đang được sử dụng song song với nhau và mức quy đổi 1024 vẫn rất phổ biến.
1GB bằng bao nhiêu MB? Bao nhiêu KB? Bao nhiêu Byte?
Cách tính chuyển đổi nhanh các đơn vị sang byte
Hiện tại, hầu hết các đơn vị trên thế giới đều gần như thống nhất với nhau cách tính là sử dụng hệ 1024. Vì thế, để chuyển đổi giữa các đơn vị, chúng ta chỉ cần đi theo hệ số này là được.
Chúng ta sẽ có những đơn vị như sau:
Byte (B)
1 byte = 8 bit.
Kilobyte (KB)
- 1 Kilobyte = 1000 mũ 1 byte trong hệ thập phân (IS)
- 1 Kilobyte = 1024 mũ 1 = 2 mũ 10 byte trong nhị phân
Megabyte (MB)
- 1 Megabyte = 1000 mũ 2 byte trong hệ thập phân (IS)
- 1 Megabyte = 1024 mũ 2 = 2 mũ 20 byte trong hệ nhị phân
Gigabyte (GB)
- 1 Gigabyte = 1000 mũ 3 byte trong hệ thập phân (IS)
- 1 gigabyte = 1024 mũ 3 = 2 mũ 30 byte trong nhị phân
Terabyte (TB)
- 1 Terabyte = 1000 mũ 4 byte trong hệ thập phân (IS)
- 1 Terabyte = 1024 mũ 4 = 2 mũ 40 byte trong hệ nhị phân
Petabyte (PB)
- 1 Petabyte = 1000 mũ 5 byte trong hệ thập phân (IS)
- 1 Petabyte = 1024 mũ 5 = 2 mũ 50 byte trong hệ nhị phân
Dựa theo các cách chuyển đổi trên, chúng ta sẽ có được câu trả lời cho câu hỏi: “1GB bằng bao nhiêu MB? bao nhiêu KB? bao nhiêu Byte?” như sau:
1GB = 1024MB = 1024x1024x1024KB = 1024x1024x1024x1024 Byte
Bảng so sánh nhanh dung lượng và vài thông số thú vị
1B (Byte) | 8 bits |
1KB (Kilobyte) | 1024B (Bytes) |
1MB ( Megabyte) | 1024KB (Kilobytes) |
1GB (Gigabyte) | 1024MB (Megabytes) |
1TB (Terabyte) | 1024GB (Gigabytes) |
1PB (Petabyte) | 1024TB (Terabytes) |
1EB (Exabyte) | 1024PB (Petabytes) |
1ZB (Zettabyte) | 1024EB (Exabytes) |
1YB (Yottabyte) | 1024ZB (Zettabytes) |
- Trò chơi Mario 64 chỉ nặng 80KB! Không bằng một bức ảnh bạn chụp trên điện thoại nặng từ 1MB.
- Tựa game nặng nhất trong lịch sử nhân loại tính đến 6/11/2021 là tự game Flight Simulator 2020 của Microsoft, tựa game này nặng đến 2 triệu GB!
- Ước tính, não người có thể ghi nhớ lên đến 1 Petabyte theo nhà nghiên cứu Terry Sejnowski thuộc Viện Nghiên cứu Sinh học Salk, Mỹ.
- 20 Petabyte là số lượng dữ liệu Google xử lý mỗi ngày
- 1 Brontobyte = 1024 Yottabyte tức là 1 con số cộng thêm 27 số 0 ở phía sau… Tính đến thời điểm hiện tại, vẫn chưa có một dữ liệu nào đạt được đến đơn vị này. Tuy nhiên, chỉ có thể trong một vài năm hoặc một vài tháng tới sẽ có một thuật ngữ mới được sinh ra như cách Elon Musk kiếm thêm hơn 100 tỷ đô la trong 1 năm nhờ cổ phiếu của Tesla tăng giá vậy.
Đến đây, Tino Group hi vọng rằng bạn đã hiểu về cách quy đổi các chỉ số 1GB bằng bao nhiêu MB, bao nhiêu KB, bao nhiêu Byte. Những con số thật diệu kỳ đúng không nào? Trong tương lai, chúng ta sẽ không biết mọi thứ sẽ diễn ra như thế nào nhưng Tino Group hi vọng những kiến thức bổ ích và thú vị này sẽ giúp bạn được trong công việc và học tập.
Những câu hỏi thường gặp
Những đơn vị đo lượng dữ liệu nào phổ biến nhất thế giới?
Tính đến cuối năm 2024, những đơn vị đo lường thường được sử dụng nhất bao gồm:
- Đơn vị thập phân: kilobyte (KB), megabyte (MB) và gigabyte (GB)
- Đơn vị nhị phân: kibibyte (KiB), mebibyte (MiB) và gibibyte (GiB)
Sự khác biệt giữa hệ nhị phân và hệ thập phân là gì?
Hệ số thập phân hay hệ cơ số mười là hệ thống đánh số lâu đời được sử dụng rộng rãi trong thế giới loài người và trong khắp các nền văn minh cổ đại, cho đến thời điểm hiện tại, vì những số này chúng ta có thể sử dụng 10 ngón tay để đếm.
Đến kỷ nguyên máy tính sinh ra, công cụ này chỉ có thể hiểu được chính xác 2 số bao gồm: 0 và 1.
Ví dụ: bạn nhìn thấy số này: “10” là số mười đúng không? Nhưng, máy tính hiểu đây là số 2 trong hệ số thập phân của chúng ta. Do số 10 là số nhị phân biểu diễn của số 2 trong hệ thập phân.
Một đĩa DVD có dung lượng bao nhiêu GB?
DVD là một công nghệ phát triển vào năm 1995 sau công nghệ CD. Đĩa DVD có dạng 1 mặt, dạng 2 mặt cùng 1 lớp và 2 lớp, vậy tổng cộng ta sẽ có 4 loại khác nhau bao gồm:
- Loại tiêu chuẩn: dung lượng lưu trữ = lưu trữ hệ nhị phân
- Một mặt, một lớp: 4,7 GB = 4,377216101 GiB
- Một mặt, hai lớp: 8,5 GB = 7,916241884 GiB
- Hai mặt, một lớp: 9,4 GB = 8,754432201 GiB
- Hai mặt, hai lớp: 17,08 GB = 15,906989574 GiB
Nên sử dụng công cụ chuyển đổi dữ liệu nào cho chính xác nhất?
Như bạn thấy, chúng ta chấp nhận rộng rãi về mức chuyển đổi cách nhau giữa các đơn vị là 1024. Tuy nhiên, dữ liệu của IBM hay định nghĩa của Microsoft có khác khi họ sử dụng 1048; và chúng ta còn có hệ cơ số 10 và hệ nhị phân khá rắc rối.
Do đó, cách tốt nhất nếu bạn không muốn tính tay là truy cập vào trang web GBMB.org để chuyển đổi những đơn vị này. GBMB.org là một trang chỉ chuyên chuyển đổi các đơn vị dữ liệu và hết.