Nếu có tìm hiểu cơ bản về máy tính, bạn sẽ thường xuyên nghe qua thuật ngữ Byte và Bit. Đây là 2 đơn vị được sử dụng phổ biến nhất để đo lường thông tin và dữ liệu. Vậy cụ thể Bit là gì? Byte là gì? Chúng có gì khác nhau? 1 byte bằng bao nhiêu bit? Mọi câu hỏi sẽ được Tino Group giải đáp chi tiết qua bài viết dưới đây.
Tổng quan về Byte và Bit
Bit là gì?
Bit (binary digit) là đơn vị nhỏ nhất được dùng để biểu diễn thông tin trong hệ thống máy tính. Mỗi Bit là một chữ số nhị phân 0 hoặc 1 thể hiện một trong hai trạng thái tắt/mở tương ứng của các cổng logic trong mạch điện tử.
Mặt khác, hệ nhị phân đã trở thành một phần kiến tạo căn bản trong máy tính ngày nay. Ngôn ngữ giao tiếp cấp thấp vẫn đang sử dụng hệ đếm cơ số hai này.
Bit được ký hiệu là b.
Byte là gì?
Byte là đơn vị được dùng để mô tả một dãy số Bit cố định do Werner Buchholz phát minh trong thời gian đầu thiết kế hệ thống IBM 7030. Một Byte có thể biểu thị được 256 giá trị khác nhau, đủ để lưu trữ một số nguyên không dấu từ 0 đến 255 hoặc số có dấu từ -128 đến 127.
Byte được ký hiệu là B.
1 byte bằng bao nhiêu Bit?
Cả Byte và Bit đều là những đơn vị dùng để đo lượng thông tin trong máy tính. Tuy nhiên, xét về cấp bậc, Bit nhỏ hơn Byte. Cụ thể, 1 Byte tương đương với 8 Bit.
Trong thời gian đầu, một số máy tính cũ hơn như IBM 1401 chỉ dùng 6 bit trong một Byte. Đến năm 1956, quy chuẩn về 1 Byte bằng 8 Bit mới được thiết lập.
Để đổi từ Byte sang Bit,bạn chỉ cần lấy giá trị Byte nhân với 8 là ra kết quả. Tương tự, để đổi ngược lại từ Bit sang Byte, bạn lấy Bit chia cho 8 là sẽ ra số Byte cần tìm.
Ví dụ: 1 Gb (Gigabit) = 0,125 GB (Gigabyte) = 125 MB (Megabyte)
Ví dụ cụ thể về đơn vị Byte và Bit
Khi nào dùng Bit và khi nào dùng Byte?
Byte thường được dùng để biểu thị dung lượng lưu trữ của các tệp (Word, Excel, Powerpoint,…) hay các thiết bị lưu trữ (USB, ổ SSD, ổ HDD,…). Trong khi đó, Bit chủ yếu được dùng để mô tả tốc độ truyền tải dữ liệu của thiết bị lưu trữ và mạng viễn thông. Ngoài ra, Bit còn được sử dụng để chỉ khả năng tính toán của CPU và một số thành phần khác.
Các tiền tố được gắn vào để chỉ những đơn vị lớn hơn của Bit và Byte là kilo (K – hệ nhị phân và k – hệ thập phân), mega (M), giga (G), tera (T), peta (P), exa (E), zetta (Z) và yotta (Y).
Cách xem dung lượng ổ cứng máy tính
Để xem dung lượng của ổ cứng máy tính, bạn vào This PC (win 10) và nhấn chuột phải vào ổ đĩa C rồi chọn Properties.
Lúc này, bạn sẽ thấy:
- Capacity: Tổng dung lượng ổ cứng (672 GB)
- Free space: Dung lượng còn lại (583 GB)
- Used space: Dung lượng đã sử dụng (89.2 GB)
Cách kiểm tra tốc độ mạng
Tốc độ mạng là khái niệm được dùng để chỉ sự nhanh/chậm của đường truyền internet. Thông số này được xác định bằng lượng dữ liệu mà một kết nối internet có thể tải xuống (tốc độ download) hoặc tải lên (tốc độ upload) trên mỗi giây. Trong cả hai trường hợp, đơn vị của tốc độ mạng là Bit trên giây (bps).
Để kiểm tra tốc độ mạng, bạn có thể sử dụng công cụ Speedtest. Đây là một phần mềm giúp bạn biết được mức Ping, tốc độ load và tốc độ download của mạng internet đang sử dụng.
Cách thực hiện như sau:
Bước 1: Bạn truy cập vào website của Speedtest tại: https://www.speedtest.net/
Bước 2: Ở màn hình chính, bạn nhấn vào nút GO để bắt đầu kiểm tra tốc độ mạng.
Bước 3: Sau một thời gian ngắn, bạn có thể xem mức Ping, tốc độ load và tốc độ download hiện tại.
Ngoài ra, Speedcheck cũng là một công cụ có chức năng tương tự Speedtest. Bạn nên kiểm tra bằng nhiều cách để có kết quả chính xác nhất.
Như vậy, bài viết trên cũng đã cung cấp cho bạn một số thông tin về 2 đơn vị đo lường phổ biến trên máy tính là Byte và Bit. Hy vọng đây là những kiến thức hữu ích cho những ai có nhu tìm hiểu về công nghệ máy tính. Nếu muốn biết thêm những kiến thức về lĩnh vực này, bạn hãy đọc các viết trên Wiki Tino nhé!
Những câu hỏi thường gặp
Megabyte bằng bao nhiêu Byte?
Mỗi 1 đơn vị đứng hàng sau liền kề sẽ bằng 2^10 = 1024 lần đơn vị trước đó (trừ trường hợp 1 Byte bằng 8 Bit).
Ta có, 1 KB = 1024 Byte và 1 MB = 1024 KB.
Như vậy, 1 MB = 1,048,576 Byte
Đâu là đơn vị đo dung lượng lưu trữ lớn nhất?
Theo quy ước hiện tại, Geopbyte (GeB) đang đơn vị đo dung lượng lưu trữ lớn nhất.
1 Geopbyte (GeB) = 1024 Brontobyte (BB) (đơn vị trước đó).
Đơn vị đo dung lượng nào được sử dụng phổ biến nhất?
MB và GB là 2 đơn vị đo dung lượng được sử dụng phổ biến nhất trên máy tính. Bạn có thể bắt gặp hai đơn vị này khi làm việc với các file ảnh, cài đặt phần mềm,…
Làm sao để đổi nhanh các đơn vị đo lường thông tin trên máy tính?
Bạn có thể truy cập vào đây đổi nhanh các đơn vị đo lường thông tin trên máy tính.
Bên cạnh Byte/Bit, trang web này còn hỗ trợ nhiều đơn vị đo lường khác như chiều dài, công suất, cường độ âm thanh, cường độ dòng điện, nồng độ mol,…Nhìn chung, đây là công cụ rất hữu ích cho các bạn học sinh, sinh viên và những người làm việc liên quan đến đo lường.