fbpx
close

Pitching là gì? 9 yếu tố cần thiết để Pitching hiệu quả

Tác giả: TinoHost Ngày cập nhật: 01/11/2021 Chuyên mục: Kiến thức tổng hợp
Disclosure
Website Wiki.tino.org được cung cấp bởi Tino Group. Truy cập và sử dụng website đồng nghĩa với việc bạn đồng ý với các điều khoản và điều kiện trong chính sách bảo mật - điều khoản sử dụng nội dung. Wiki.tino.org có thể thay đổi điều khoản sử dụng bất cứ lúc nào. Việc bạn tiếp tục sử dụng Wiki.tino.org sau khi thay đổi có nghĩa là bạn chấp nhận những thay đổi đó.
Why Trust Us
Các bài viết với hàm lượng tri thức cao tại wiki.tino.org được tạo ra bởi các chuyên viên Marketing vững chuyên môn và được kiểm duyệt nghiêm túc theo chính sách biên tập bởi đội ngũ biên tập viên dày dặn kinh nghiệm. Mọi nỗ lực của chúng tôi đều hướng đến mong muốn mang đến cho cộng đồng nguồn thông tin chất lượng, chính xác, khách quan, đồng thời tuân thủ các tiêu chuẩn cao nhất trong báo cáo và xuất bản.

Pitching có phải chỉ đơn giản là làm slide và thuyết trình cho mọi người cùng nghe? Ngoài ra, còn có cách nhìn khác cho khái niệm: “Pitching là gì?”? Làm thế nào để Pitching hiệu quả? Những câu hỏi này sẽ được Tino Group giải đáp trong bài viết nhé!

Tìm hiểu về Pitching

Tino Group sẽ tập trung vào khai thác khía cạnh Pitching trong startup/ khởi nghiệp nhé!

Pitching là gì?

Pitching là một thuật ngữ dùng để chỉ một buổi trao đổi, nói chuyện nhằm thuyết phục các nhà đầu tư/ khách hàng rót vốn vào dự án startup hoặc thuyết phục ban giám khảo trong một cuộc thi khởi nghiệp; và cũng có thể là một buổi thuyết phục khách hàng sử dụng sản phẩm dịch vụ của một agency.

Pitching trong Startup

Trong giới Startup, Pitching là một buổi trình bày ý tưởng kinh doanh hoặc một dự án đang cần vốn với các nhà đầu tư thiên thần (Angel investor), các quỹ đầu tư mạo hiểm lẫn những quỹ đầu tư khổng lồ để thuyết phục họ đầu tư vào dự án của mình.

Trong buổi báo cáo dự án trong trường học, bạn làm sao cũng được, miễn sao các thầy cô hiểu nội dung bạn nói trong bài là được. Tuy nhiên, Pitching phức tạp hơn và đòi hỏi những kỹ năng thực sự cao cấp và sự chuẩn bị kỹ càng của bạn. Từ kỹ năng làm slide thuyết trình, cử chỉ tay của bạn, cách bạn giao tiếp mắt với người nghe, điệu bộ và mức độ truyền cảm của giọng nói,… nhằm thuyết phục được những nhà đầu tư.

pitching-la-gi

Nhưng quan trọng nhất, dự án của bạn sẽ phải thực sự khả thi trong thực tế hoặc bạn là một bậc thầy trong việc thuyết phục người khác.

Trong những cuộc thi khởi nghiệp, mức độ yêu cầu cũng sẽ tương tự một buổi Pitching gọi vốn thực sự. Tuy nhiên, điểm khác biệt là trong các cuộc thi khởi nghiệp, ban giám khảo sẽ đánh mạnh các câu hỏi vào kế hoạch kinh doanh, điểm đặc biệt của sản phẩm dịch vụ và khả năng thực hiện ý tưởng của nhân sự nhóm dự án.

Pitching trong agency

Pitching trong agency thường sẽ là một buổi trình bày ý tưởng hoặc ý tưởng triển khai dự án ra sao dự theo brief( bản tóm tắt yêu cầu của khách hàng). Người thực hiện Pitching thường sẽ là một Account hoặc giám đốc của công ty. Đôi khi, agency cũng có một người có khả năng nói chuyện với mức độ thuyết phục cao để Pitching cho các khách hàng này.

Các dạng Pitching

Nếu bạn nghĩ Pitching sử dụng slide và thực hiện trong một khán phòng rộng rãi với nhiều người theo dõi, xin chúc mừng, bạn cứ tiếp tục tham gia các cuộc thi khởi nghiệp. Thông thường, các buổi Pitching thực sự với các nhà đầu tư sẽ vô cùng căng thẳng với thời gian kéo rất dài, sẽ thực hiện trong các không gian kín chỉ có vài thành viên.

Ngoài hình thức Pitching, sử dụng slide trình trình chiếu sẽ được gọi là Pitch Deck. Thời gian thực hiện sẽ dao động từ 5 cho đến 30 phút hoặc vài tiếng, tùy thuộc vào nội dung bài Pitching và người ngồi nghe bạn là ai.

pitching-la-gi

Giả sử, bạn gặp một nhà đầu tư trong thang máy. Bạn chỉ có từ 30 giây cho đến tối đa là 2 phút để Pitching về dự án của mình và kêu gọi đầu tư luôn thì sao? Đây là “đỉnh cao” hơn của Pitching với slide. Bạn sẽ không có slide. Bạn chỉ có bạn và lời nói của bạn để thuyết phục nhà đầu tư. Để thực hiện được điều này, bạn sẽ cần phải rất hiểu về dự án của mình, hình thức này được gọi là Elevator Pitch.

Một trường hợp ít gặp và những người như thế này chắc chắn sẽ được xưng tụng là “bậc thầy Pitching” chính là Pitching về cả một dự án chỉ trong vài dòng ngắn ngủi, cái tên thông dụng thường thấy cho hình thức này là Twitter-Pitch.

Cách để Pitching hiệu quả

9 yếu tố cần thiết để Pitching hiệu quả

Để Pitching hiệu quả, bạn sẽ cần rất nhiều kỹ năng, nội dung và cả sự thực hành liên tục để tránh việc bị “lắp bắp” trong khi thuyết trình.

Sau đây là 9 yếu tố cần thiết để Pitching hiệu quả:

  1. Tiêu đề và giới thiệu: hãy giữ cho chúng ngắn gọn nhưng thể hiện được ý chính của dự án (rất khó)
  2. Nỗi đau/ vấn đề khách hàng đang gặp phải: nỗi đau càng nhiều người gặp phải và bạn giải quyết triệt để giúp họ bạn sẽ càng có nhiều tiền.
  3. Cách bạn giải quyết vấn đề: giải thích bạn làm thế nào để giúp họ giải quyết vấn đề
  4. Điểm đặc biệt của bạn: Unique Value proposition: đây là một trong những yếu tố rất cần thiết để thu hút được người nghe: bạn khác biệt như thế nào so với đối thủ?
  5. Tương lai và kế hoạch: bạn sẽ cần cho người nghe thấy được bạn muốn phát triển doanh nghiệp của mình ra sao
  6. Đội ngũ thực hiện dự án: nói về những người sẽ hợp tác tạo nên thành công. Đừng tự hào nói rằng “một mình tôi làm tất cả” – đây là một điểm “chết chắc” và bị lược khỏi danh sách đầu tư nếu bạn kiên quyết thực hiện dự án 1 mình.
  7. Các chỉ số và dữ liệu: đây là một yếu tố rất quan trọng để thuyết phục người nghe, nhà đầu tư/ ban giám khảo.
  8. Hãy kể một câu chuyện: trừ những chuyên gia, hiếm ai muốn nghe báo cáo nghiên cứu khoa học lắm. Bạn liên kết 7 yếu tố trên và kể một câu chuyện, điều này sẽ làm người nghe ghi nhớ bạn nhiều hơn.
  9. Thực hiện, thực hành và thực hành! Đừng giữ ý tưởng trong đầu bạn. Ý tưởng của bạn không có giá trị khi không thực hiện hoá ý tưởng đó. Bạn sẽ cần phải thực hiện, làm slide và thực hành nhiều lần việc thuyết trình trước khi thuyết trình thật.

Quy tắc 10, 20, 30

Nếu bạn tham gia khởi nghiệp và đã từng Pitching, bạn sẽ nghe qua “Quy tắc 10, 20, 30” ít nhất 1 lần. Hoặc ít nhất, trong một số cuộc thi sẽ yêu cầu bạn chỉ được làm tối đa 10 slide.

Bên dưới là nội dung quy tắc do Guy Kawasaki đề xuất.

10 slide

10 slide là số lượng tối ưu cho một bài trình bày vì một người bình thường không thể tiếp thu hơn 10 slide trong 1 buổi Pitching. Điều này rất quan trọng. Bản thân người viết bài từng đi Pitching. Khi đến phần trả lời câu hỏi, ban giám khảo hỏi chính xác những gì tôi đã thuyết trình trong slide (trước đây tôi từng làm 30 40 slide và hiện tại chỉ còn khoảng 15 slide).

pitching-la-gi

20 phút

20 phút là thời lượng tối ưu nhất để bạn thuyết trình 10 slide của mình. Thay vì sử dụng 1 tiếng đồng hồ để thuyết trình, bạn nên sử dụng 20 phút để thuyết trình và 40 phút còn lại để hỏi đáp/ thảo luận.

Thông thường, bạn thuyết trình càng dài, người khác càng không muốn nghe và họ sẽ bỏ về sớm.

Trong các cuộc thi khởi nghiệp, bạn chỉ có 5 phút để trình bày và 5 – 20 phút để hỏi đáp. Những cuộc thi đặc biệt như Startup Wheel, bạn chỉ có 2 phút để trình bày!

Font chữ 30

Đừng đem cả bản Word của mình vào slide thuyết trình. Bạn nên sử dụng font chữ từ 30 trở lên để dễ nhìn hơn.

Người nghe sẽ đọc nhanh hơn bạn trình bày. Vì thế, bạn hãy giữ nội dung trên slide ngắn gọn để người nghe đọc xong slide sẽ tập trung nghe bạn nói thay vì đọc chữ trên slide bạn nhé!

Việc kết nối với khán giả/ người nghe sẽ tốt hơn việc để học tập trung vào slide đầy màu sắc và toàn chữ với chữ.

pitching-la-gi

Cuối cùng, bạn nên tham khảo thêm rất nhiều video Pitching, nghe những chuyên gia Pitching chia sẻ về Pitching và đừng quên hãy thực hiện, thực hành Pitching liên tục! Đừng nghĩ rằng “ôi, tôi nhớ hết mà, dễ mà”, bạn sẽ chết đứng vì quên nội dung slide đấy!

Tino Group chúc bạn sẽ có những buổi Pitching thật tốt nhé!

Những câu hỏi thường gặp về Pitching

Nên chọn màu sắc thế nào cho nền slide?

Màu tối. Bạn nên chọn màu tối cho nền và chữ màu trắng. Hãy để mắt của người xem thư giãn với nền đen thay vì cả màn hình slide toàn màu trắng.

Làm sao để Pitching không bị run?

Những cách như: uống nước trước khi thuyết trình, tập trung trước khi bước lên thuyết trình, hiểu rõ về dự án của bạn sẽ là những cách rất tốt để khiến bạn tự tin hơn. Nhưng thực hành Pitching trước khi Pitching trước các nhà đầu tư/ ban giám khảo sẽ khiến bạn trở nên thực sự tự tin hơn rất nhiều đấy! Steve Job và Tim Cook đều đều thực hiện Pitching rất nhiều lần trước mỗi sự kiện, hãy học hỏi theo họ bạn nhé!

Những trang nào cung cấp slide Pitching đẹp?

Nếu bạn thích PowerPoint, trang Slide Go sẽ cung cấp cho bạn những slide Pitching rất chất lượng. Ngoài ra, bạn có thể sử dụng Canva để thực hiện các slide thuyết trình của mình.

Nếu làm nhiều hơn 10 slide có ổn hay không?

Có, quan trọng vẫn là cách bạn truyền tải nội dung đến người nghe như thế nào. Phần lớn các cuộc thi, các buổi Pitching thường không giới hạn số lượng slide. Nhưng đừng vì thế và bạn đem cả file Word lên slide để thuyết trình nhé!

Theo Guy Kawasaki, một bậc thầy thuyết trình với 10 slide là đủ. Nhưng với cá nhân người viết bài, tôi thường dùng từ 12 – 15 slide có khi 20 slide tùy vào lượng nội dung.

5/5 - (2 bình chọn)

Chia sẻ một chút thông tin về bạn. Những thông tin này có thể được công khai.

Xem thêm bài viết

Bài viết liên quan